Cưng Dấu Yêu,
Cứ mỗi năm vào độ này, các Bài Văn, Thơ như những loài hoa thơm, bông lạ toàn sắc, vẹn hương đua nhau nở trong Vườn Văn Học. Mỗi chúng ta đều được thoát thai từ một Bà Mẹ hiền:
"QUÊ HƯƠNG có thể có hai
Nhưng con chỉ có một MẸ
Hơn chín tháng cưu mang
Nuôi con đến ngày khôn lớn."
Đúng
như vậy thật đấy, mỗi chúng ta không thể cùng lúc có hai Mẹ đẻ được !
Nhưng chỉ hơn chục giờ bay, chúng ta có thể trở về Quê Hương thứ hai.
Vì chúng ta là Con Người, chứ không phải là Lão Tề Thiên Đại Thánh, từ hòn đá tảng ven biển mà sinh ra.
"CON được làm người nhờ công mang nặng đẻ đau
KÍNH Từ Mẫu, nặng lòng yêu, nhọc công nuôi dưỡng
YÊU cho vọt - thương cho roi, dạy dỗ nên người
YÊU cho vọt - thương cho roi, dạy dỗ nên người
MẸ cao cả hy sinh, để cho con khôn lớn
NHIỀU gánh lo toan, giúp con có được tương lai."
NHIỀU gánh lo toan, giúp con có được tương lai."
Trong THƯƠNG TIẾC, Jackie Luong viết:
♥"Sao kể được thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay
Vì con, Mẹ ngậm đắng nuốt cay
Miễn con khôn lớn, nào đâu ngượng."♥
Trong MẸ, Thuy Anh Lam viết:
♥ Mẹ cho nên vóc nên hình
Mẹ còn cho cả ân tình, Mẹ ơi !
Mẹ còn cho những nụ cười
Mẹ yêu đã dấu lệ rơi từng dòng....♥
Trong MẸ: NGUỒN HẠNH PHÚC VÔ HẠN, Ngoc Lan Huynh đã dành những lời thiết tha hướng về Mẹ của mình:
"Con
cũng vậy, đã đau khổ, dằn vặt, trăn trở băn khoăn từ bấy lâu nay cho
đến khi con chợt nhận ra rằng, HẠNH PHÚC ở ngay cạnh con, đó là MẸ, Mẹ
còn hiện hữu, nâng niu, thương yêu, đùm bọc, che chở , hy sinh cho
chúng con . Hạnh phúc vô biên mà con hằng ao ước, mơ tưởng .
Con
biết ơn Mẹ vô cùng vì tất cả những gì Mẹ đã làm cho chúng con, không
có gì so sánh bằng, không có gì thay thế được . Những lời nói đầu môi
chót lưỡi, những ngôn từ sáo rỗng, những hình thức phô trương vô bổ làm
sao so sánh được, làm sao bù đắp nổi ... Làm sao con báo đền được công
lao Mẹ, Mẹ ơi ! ... ... "
Phải đấy, HẠNH PHÚC TO LỚN VÀ VĨNH CỮU chỉ đến từ Mẫu Thân của mình. Chả thế mà:
"Mẹ hy sinh miễn con sung sướng
Vẫn chăm lo con lớn từng ngày
Dạy cho con giữ dạ thẳng ngay
Không đánh đòn, dù con ương bướng." (Jackie Luong).
Trong MẸ TÔI: NHỮNG GIỜ DÀI NHẤT, Long Nguyễn tâm sự:
"Tôi
không còn hình dung ra được Mẹ tôi của hơn mười năm về trước, một thân
một mình, vừa phải nuôi bầy con dại vừa phải tiếp tế cho Chồng ngoài
Bắc. Mỗi ngày Mẹ vác hàng để bỏ mối cho các sạp buôn trên Chợ Lớn. Ra
đi khi Trời hừng sáng và về đến nhà thì đèn đêm đã lên. Chẳng những Mẹ
tôi lo cho anh em tôi đủ ăn đủ mặc và thăm nuôi Ba tôi đều đặn, lại còn
chắt chiu dành dụm cho tôi và người anh lớn đi vượt biên. Lớp mất, lớp
bị lừa, bao nhiêu tiền của đầu tư hết vào cái giá tự do cho hai đứa
con đầu lòng mà cái thòng lọng của kẻ thù đang chập chờn trước mặt. Ngày
ấy tóc Mẹ còn xanh, sức khỏe dồi dào, Mẹ tôi không nghĩ đến ngày hôm
nay nằm đó với xác thân tàn tạ. Ngày ấy, tuổi chưa đến bốn mươi mà Mẹ
tôi chẳng còn thiết gì đến cái ăn cái mặc. Mẹ đã còng lưng trên chiếc xe
đạp mini với bó hàng đen, thập thò, lén lút để tránh mạng lưới công an
rình rập chận bắt khắp nơi. Nhiều đêm Mẹ tôi than thở: "Thấy tụi nó,
tim tao muốn nhảy ra ngoài". Có lẽ những lần hồi hộp lo sợ kia đã góp
phần làm cho bệnh tim của Mẹ tôi mau phát nặng. Nỗi lo lắng kia không
phải một ngày, một tháng, mà kéo dài năm này qua năm khác. Nhưng nếu
không buôn bán thì đào đâu ra tiền cho chúng tôi ăn học. Hồi đó tụi tôi
tuổi trẻ vô tư, chúng tôi đã không chia sẻ được với Mẹ gánh nặng gia
đình. Ngoài giờ đi học ra, tôi chỉ biết lang thang ở các quán cà phê,
đốt đời qua khói thuốc và những đêm dài trác táng. Một tuổi trẻ không
tương lai, không hoài bão. Sống hôm nay chỉ biết hôm nay. Ngày mai là
nông trường, là thủy lợi, hay tệ hơn nữa là tù tội bởi một lý do nào
đó. Một lý do mà người ta sẳn sàng dựng lên để trừ khử những thằng con
trai gia đình "Ngụy Quân" khi cần. Và đây chắc cũng là một trong những
lý do mà Mẹ tôi không dám để anh em tôi dính vào việc buôn bán hàng hóa
mà Việt Cộng ngăn cấm này...."
Hoàn
cảnh sống chẳng khác gì của gia đình anh, sau 30/04/1975, cũng Mẹ tảo
tần, nuôi Bố của anh trong Trại Cải Tạo, lang thang từ Trại trong Nam ra
tới ngoài Bắc. Rồi từ Bắc vào trong Nam.
Nhưng
được một điều may mắn là Mẹ của anh vẫn còn trên Dương Trần, Bố của anh
đã "đi xa" vì kiệt sức, vì đủ loại bệnh mà Ông đã vướng phải từ những
ngày còn ở Trại. Đó cũng do cách tránh tiếng của Nhà Nước, vì nếu để Ông
chết trong Trại Cải Tạo thì họ "còn được" mang tiếng thêm.
THOMAS THANH NGUYENTU.
BÀI LIÊN QUAN.
- http://music.yeucahat.com/mp3/overseas/640-bong-hong-cai-ao~khanh-ly.html
- http://thomasthanhnguyentu.blogspot.com/2012/08/tho-71-thuong-tiec.html
- https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2716875581064&set=at.1565896087296.61662.1832235196.100001289149987&type=1&theater
- https://www.facebook.com/notes/ngoclan-huynh/m%E1%BA%B9-ngu%E1%BB%93n-h%E1%BA%A1nh-ph%C3%BAc/2683424665204
- https://www.facebook.com/notes/long-nguyen/m%E1%BA%B9-t%C3%B4inh%E1%BB%AFng-gi%E1%BB%9D-d%C3%A0i-nh%E1%BA%A5t/10150866886189812
- http://thomasthanhnguyentu.blogspot.com/2012/08/tho-v-me-kinh-yeu.html
- https://www.facebook.com/photo.php?fbid=374994919200256&set=p.374994919200256&type=1&theater¬if_t=photo_tag
- http://thomasthanhnguyentu.blogspot.com/2012/08/tinh-thu-cho-em-nhan-ngay-cua-me-phan-ii.html
No comments:
Post a Comment