Wednesday, August 15, 2012

TẢN VĂN: TÌNH CA TIẾNG NƯỚC TÔI (PHẦN II).


VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC TÔI.

"Tôi yêu Bác Nông Phu
Đời sương nắng bên bờ ruộng sâu
Vài ngàn năm đứng trên Đất nghèo 
Mình đồng da sắt không phai mầu
Tấm áo nâu, nhớ Mẹ Quê chỉ biết cần lao
Những trẻ quê bạn với đàn trâu, bé ơi
Tấm Áo Nâu rướn mình đi từ cõi rừng sâu
Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau, Áo ơi
Tôi yêu biết bao người 
Lý, Lê, Trần và còn ai nữa ?
Những Anh Hùng của ngày xa xưa
Những Anh Hùng của một ngày mai
Vì yêu, yêu NƯỚC, yêu NÒI
Ngày Xuân, tôi hát nên Bài Tình Ca
Ruộng xanh tươi tốt Quê Nhà
Lòng tôi đã nở như là đoá hoa ./."



Như bao thanh niên khác của Miền Nam Việt Nam, tôi bị chi phối bởi Luật Tổng Động Viên, năm 1972, "xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ". Nơi đồn trú đầu tiên là Tỉnh Gò Công, và sau đó là Tỉnh Mỹ Tho. Được sống trong một khoảng không gian "lúa đồng cỏ nội", tôi được hít thở bầu không khí trong lành, ngọt ngào với một thể loại khác là Vọng Cổ với Những Bài như: Dạ Cổ Hoài Lang, Tình Anh Bán Chiếu ... Rồi mê luôn Những Nghệ Sỹ tài danh như HÙNG CƯỜNG, BẠCH TUYẾT, THÀNH ĐƯỢC, THANH SANG, THANH NGA, ÚT TRÀ ÔN, ÚT BẠCH LAN, HOÀNG GIANG, VĂN CHUNG, ... , và PHÙNG HÁ (chỉ một Nhân Vật này thôi, HÍT LE biết là "kỳ phùng địch thủ" nên không dám mang quân tấn công Việt Nam !).

Vì YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI, nên tôi đã là một trong những người trực tiếp bảo vệ MỘT PHẦN ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG - MÀ THỦ ĐÔ LÀ SÀI GÒN - đổ mồ hôi, đổ xương, đổ máu. Nhưng vẫn còn may mắn là không trở thành một trong"Những Anh Hùng của một ngày mai", rửa chân thật sạch, rồi ngồi lên bàn thờ, để được TỔ QUỐC GHI ƠN, chữ ƠN nặng hơn chữ CÔNG ! Dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng tôi không thể nào quên được. Chính những điều này đã giúp tôi đứng vững và trụ được, thêm nghị lực, củng cố ý chí, để dấn bước vào "Thời Kỳ Tăm Tối", khi SÀI GÒN GIỜ ĐÃ THAY TÊN. Đâu cần phải mặc Bộ Quân Phục trên người, có súng đạn trên tay, mới là Chiến Sĩ. Chiến đấu với nghịch cảnh, sự đói nghèo, nỗi khốn cùng, sự đày đoạ về thể xác cũng như tinh thần cũng là ... chiến đấu ! Nếu tôi đã quên: "Tôi là ai ?", dễ dàng buông thả và đầu hàng số phận. Chắc chắn, tôi đã "đứng dựa cột" khi "bần cùng sinh đạo tặc".

Dù trong bất cứ tình huống nào, tôi mãi yêu và luôn yêu TIẾNG NƯỚC TÔI !!!





NHẠC SỸ PHẠM DUY.



TÌNH CA TIẾNG NƯỚC TÔI đã được NHẠC SỸ PHẠM DUY viết vào năm 1953. Năm nay, Nhạc Sỹ mới ... 91 tuổi.
Xin khoan hãy bàn về cái được gọi là "phẩm hạnh" của Ông.

Mặc dù là Phật Tử, nhưng vì "người ấy" của Mối Tình Đầu Đời theo Đạo Công Giáo, nên tôi cũng tìm hiểu về Kinh Thánh. Tôi còn nhớ, trong Tân Ước có chuyện kể:
"Một đám đông người xử tội một phụ nữ bằng cách ném đá. Lúc đấy, Đức Giê Su Ki Tô chứng kiến cảnh đau lòng này. Ngài chỉ thốt lên:
- "Các ngươi hãy tự vấn lương tâm của mình xem là đã trong sạch chưa và chắc chắn là không phạm tội gì không ? Nếu thực sự không có, thì hãy tiếp tục ném đá người đàn bà tội nghiệp này".
Ngài nói xong và bình thản ngồi xuống bên vệ đường, nhặt thanh que vẽ ngoằn nghèo trên nền đất bẩn. Sau một lúc ngần ngừ, đám dông tản mất !".

Con Người chúng ta, bất cứ ai cũng đam mê CHÂN - THIỆN - MỸ. Mà "Đấng Mày Râu" say mê "Phe Kẹp Tóc", là lẽ đương nhiên ! Như vậy mới chứng tỏ rằng sức khoẻ của mình bình thường và có ... trí óc thông minh ! Nhạc Sỹ vẫn mang Xác Phàm, chứ không phải là Thánh Nhân. Mà nếu bất cứ Ông Thánh nào đam mê Đàn Bà đẹp cũng là ... chuyện chẳng đáng để bàn. Trong Thần Thoại Hy Lạp vẫn còn ghi lại cả khối. Mê Đàn Bà chẳng phải là tội. Tố Cha - Đâm Chú - Giết Hại Đồng Bào mới là trọng tội !!!  

Những Tình Khúc của Nhạc Sỹ Phạm Duy đã để lại dấu ấn trong lòng của tôi từ Thời Mới Lớn. Nhưng sâu đậm nhất, vẫn là Những Tình Khúc của Nhạc Sỹ Ngô Thuỵ Miên vì trót ngoạm phải "Trái Táo Đắng" trong Tình Yêu. Những Tình Khúc Pháp và Anh Ngữ không đọng lại trong tâm khảm của tôi bao nhiêu, chỉ vì tôi yêu TIẾNG NƯỚC TÔI !!!











TIẾNG NƯỚC TÔI.

           


POST SAINT VALENTINE 'S DAY - 2012.
THOMAS THANH NGUYENTU.


BÀI LIÊN QUAN. 

http://thomasthanhnguyentu.blogspot.com/2012/08/tan-van-tinh-ca-tieng-nuoc-toi-phan-ket.html

No comments:

Post a Comment