Minh Thảo Yêu Dấu,
Chiều
Thứ Bảy sau đó, anh từ chối theo bạn ra Phố. Theo thông lệ của Quân
Trường, Các Sinh Viên Sĩ Quan - nếu giữ đúng Quân Phong Quân Kỷ trong
tuần - được 24 giờ phép từ chiều Thứ Bảy đến chiều Chủ Nhật. Thời gian
rất ngắn, nên chúng anh chẳng thể đi đâu, ngoài việc lang thang trong
Thành Phố Nha Trang. Vì buồn nẫu cả ruột gan, anh chẳng ham thích gì sự
vui thú. Anh cứ lẩn quẩn loanh quanh trong khuôn viên Nhà Trường. Trong
khuôn viên, toạ lạc 2 Ngôi Chùa và Nhà Nguyện nhỏ, do Các Vị Đại Đức và
Linh Mục Tuyên Uý cai quản. Họ có thể được mặc Quân Phục và mang Cấp
Bậc đàng hoàng. Anh đến Nhà Nguyện và chiêm ngưỡng dung nhan của Đức Mẹ
Maria, tưởng chừng như có nét mặt dịu hiền của em phảng phất trong đó.
Chính Mẹ của em vẫn thường tự hào rằng em có sống mũi thẳng tắp, đôi mắt
cùng đôi môi xinh xắn nhờ Bà thường ngước lên khẩn cầu trước ảnh
tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào mỗi tối, trong thời gian Bà hoài thai em.
Hay anh thường lang thang phía sau của Quân Trường, nơi đó có Hòn Khô - mang vóc dáng một nàng thiếu nữ, nằm xoã dài mái tóc với đôi gò bồng đào vun cao. Anh đưa mắt nhìn bất cứ nơi đâu, cũng đều bắt gặp những nét thân quen trên dáng hình em. Lòng trống trải muộn phiền, lại càng buồn hơn trong những phiên gác đêm, chỉ có mỗi mình anh trong bóng đêm tịch mịch. Sương giăng lãng đãng, cóc nhái điểm canh. Vào ban ngày thì anh cảm thấy đỡ buồn hơn, vì nhờ phải tập trung đầu óc vào những bài học.
"Một ngày qua, đến nơi đây, khung chiều vắng
Bàng hoàng nghe lá rơi như người thoáng về
Âm thầm dìu em giữa cơn mơ, nghe lại còn tay nắm bơ vơ
Nên mãi mang sầu ngẩn ngơ
Chiều chiều, mây trắng lang thang qua đầu núi
Chập chờn như áo em bay từ đỉnh Trời
Nghe dường ngày mai rất xa xôi ..."
(TRÊN ĐỈNH YÊU ĐƯƠNG - TRẦM TỬ THIÊNG).
(TRÊN ĐỈNH YÊU ĐƯƠNG - TRẦM TỬ THIÊNG).
"Từ một ngày xa trước, anh đưa em về, bóng ngã đam mê
Em dấu son gót mềm, nhủ lòng lãng quên, mà nhớ đêm đen
Chuyện một lần yêu ai, như chuyện một đời con gái
Cho anh một lần, anh được gì không, em còn gì không ?
Ôi những câu chuyện lòng, làm thơm ngát thêm tuổi hồng
Em ơi, yêu đi, yêu đi, trên đỉnh yêu đương, gió toả thêm hương
Ôi những câu chuyện lòng, từ lâu vẫn như Mùa Đông
Em ơi, yêu đi, yêu đi, nếm thử thương đau, khi hạnh phúc qua mau ..."
(TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG - TRẦN THIỆN THANH).
(TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG - TRẦN THIỆN THANH).
Có một
kỷ niệm hơi khôi hài đáng nhớ mà anh không thể nào quên được trong suốt
bao nhiêu năm. Hôm đó là Buổi Diễn Tập Bài Trung Đội Tác Chiến, để hôm
sau thi, trước khi vào Các Bài Học về Đại Đội. Sinh Viên chúng anh được
phân chia thành 2 Màu Cờ: Bên Xanh và Bên Đỏ. Anh thuộc Toán Thám Kích
của Bên Xanh, nên phải tấn công trước. Theo đúng y chang mọi thao tác
trong bài đã được huấn luyện, anh rút chốt lựu đạn, rồi ném mạnh. Nhưng
quả lựu đạn không bay thẳng về hướng trước mặt, mà tạt ngang về bên
trái, rơi đánh bịch ngay chân của Thiếu Úy Đại Đội Phó Khoá Sinh,
khiến Ông ta giật mình nhảy nhổm. Hên là lựu đạn diễn tập được chế
tạo ... bằng gỗ. Chúng anh chỉ được bắn đạn mã tử và ném lựu đạn gỗ
trong thời gian học. Khi tổng kết trước một giai đoạn khác - tạm gọi là
học kỳ - mới được sử dụng đồ thật. Bạn của anh la toáng lên:
- "Thằng Thành thất tình toan tự tử đó, Thiếu Uý".
Tưởng như thế để anh được châm chước, rồi thoát nạn. Nhưng không ! Trung Uý Đại Đội Trưởng - người Huế - tỏ ra nghiêm khắc hơn:
-
"Tôi không chấp nhận cho các anh lưu giữ bất cứ một cảm xúc riêng tư
nào trong tâm trí, nhất là khi các anh đang điều hành một Trung Đội
ngoài Trận Mạc. Cho dù Cha-Mẹ-vợ-con của các anh có chết ở nhà thì cũng
kệ ! Nên ghi khắc thật rõ cương vị của các anh là người đứng đầu và nắm
giữ trong tay bao nhiêu sinh mạng của Thuộc Cấp ! Trong Đơn Vị Quân Đội,
Cha Mẹ và người thân của các anh là ĐỒNG ĐỘI ! CHỨ KHÔNG PHẢI BẤT CỨ
MỘT AI KHÁC ! Xao lãng trọng trách của mình, GÂY THƯƠNG VONG
CHO ĐỒNG ĐỘI LÀ CÓ TRỌNG TỘI !". Rồi quay sang anh: "Sinh Viên Sĩ Quan
Nguyễn Tự Thành, Vũ Khúc Lên Đồi, 50 vòng, trang bị đầy đủ ! Thi hành
lệnh phạt !".
Quân Trường của các anh trải dài
trên một địa hình có nhiều núi non nhất ở Nha Trang. Mặt đất ở vị
trí Đồi Bát Giác - vì nằm ngay dưới chân Hòn Khô - nhấp nhô, gợn sóng,
nên anh sẽ chạy ... rất đã ! Thế là, trong khi các bạn tiếp tục diễn
tập, anh thi hành lệnh phạt dưới sự giám sát của Thiếu Uý Đại Đội
Phó. Mũ sắt trên đầu, súng cầm ngang thân, ba lô trên lưng, anh vừa múa
... vừa hát to tiếng:
- "Tôi không giống ai. Không ai giống tôi. Tôi không giống ai. Không ai giống tôi ... ... ... "
Chính
hình phạt này là Bài Học Quý Báu cho anh khi ra nắm giữ Trung Đội, ở
Đơn Vị Tác Chiến sau này, biết quan tâm đến Thuộc Cấp.
"Em như gịot rượu nồng, dìu ta vào cuộc mộng
Em như vạt lụa đào, quyện ta lời thì thào.
Sẽ qua đi ngày tháng, tình rồi cũng xa xưa. Buồn ...
Cuộc tình ngỡ đã xa xưa, đã xanh xao từ thuở nào.
Chợt người đến với tim ta, xoá tan đi một mảnh đời.
Cuộc tình quý giá mong manh. Có chơi vơi ngược dòng đời.
Nghìn trùng giòng sông có vui ..."
(TÌNH KHÚC BUỒN - NGÔ THUỴ MIÊN).
(TÌNH KHÚC BUỒN - NGÔ THUỴ MIÊN).
Ngày
đó - trong Lứa Tuổi Học Trò - thỉnh thoảng anh cũng tập tành làm người
nhớn, nhấp tí men cay của bia, rượu. Nhưng chẳng có chất men nào có thể
làm anh váng vất, chếnh choáng say lâu như men tình do em trao. Ngày
tháng thân ái cũ giờ đã vuột xa khỏi tầm tay với. Chuyện Tình của chúng
mình sao mong manh quá. Tưởng chừng sẽ đưa hai chúng ta gắn bó keo sơn
bền lâu, nhưng lại đứt quãng nửa vời. Chẳng có nỗi buồn nào thấm thía
hơn.
"Mưa đã rơi và nắng đã phai
Trên cuộc tình yêu em ngày nào.
Ta vẫn yêu, hồn ta vẫn say
Qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ
Một ngày nào đó, tóc xanh xưa bạc màu
Một ngày nào đó, ta có thôi hết yêu người ..."
(BẢN TÌNH CUỐI - NGÔ THUỴ MIÊN).
(BẢN TÌNH CUỐI - NGÔ THUỴ MIÊN).
Mưa
có thể đến bất chợt, rồi tạnh hẳn. Nắng có thể đổ lửa, rồi vẫn có thể
nhạt màu. Nhưng, tình yêu dành cho em trong tâm trí của anh, vẫn còn đó
với nhiều ray rứt và những cơn đau nhói. Dù bây giờ đây, "tóc xanh xưa
bạc màu", và tình yêu mà anh dành cho em có "thôi hết" không ư ? Còn ...
khuya mới hết được, Minh Thảo ạ.
NHÀ THỜ ĐÁ NHA TRANG.
(ẢNH NGUỒN: GOOGLE.COM).
It s The Cathedral Of Nha
Trang, Vietnam, was designed & built by The Reverend Louis Vallet from
03/09/1928 to 14/05/1933 with the area of 720 m2 (20 m X 36 m) & the height
is 38 m.
Sau
nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, anh quyết định theo bạn ra phố vào chiều
Thứ Bảy. Nhóm của anh gồm 4 đứa - Tâm, Thanh, Thành, Thạnh, Bốn Chàng
Ngự Lâm Pháo Thủ Thời Đại Tân Thời của A-lệch-xòng ... ụ- má, chứ không
phải Les Trois Mousquetaires của Alexandre Dumas, chơi rất thân với nhau
từ Quân Trường Quang Trung, về nhà Cô của Lâm Quang Thanh trọ. Sáng sớm
Chủ Nhật, Tâm và Thanh cùng gia đình người Cô đi lễ tại Nhà Thờ Chánh
Toà. Thành và Thạnh thuộc Đạo Dzòng, nhưng cũng tháp tùng.
Nhà
Thờ Chánh Toà Nha Trang, có tên gọi chính thức là Nhà Thờ Ki Tô Vua,
thường được gọi là Nhà Thờ Đá vì được xây dựng từ những khối đá đẹp và
quý. Ngôi Giáo Đường này - thiết kế xây dựng theo phong cách Gothique
đặc trưng, rất độc đáo của Thế Kỷ 20 - đã được Linh Mục Thừa Sai Louis
Vallet khởi công xây dựng ngày 03/09/1928 và hoàn thành vào ngày
14/05/1933 với diện tích là 20 m X 36 m = 720 m2 , có mái vòm rộng,
những ô cửa kính hoa Hồng, bên trong ghép hình ảnh Các Vị Thánh, được
lấy sáng nhiều màu Vittrait, toạ lạc trên đỉnh đồi Hoàng Lâm, hay mỏm
núi Bông. Nhìn tổng thể, công trình xây dựng này có một bố cục chắc khoẻ
với những khối lập thể nhỏ dần, từ thấp vươn cao, nổi bật lên giữa
nền Trời xanh của Thành Phố Biển Nha Trang. Điểm cao nhất là nơi đặt
Thánh Giá, trên đỉnh tháp chuông, cao 38 m, tính từ mặt đường.
Anh đến
bên hang đá Đức Mẹ Cứu Vớt Các Linh Hồn, khẩn cầu Mẹ ban thêm nhiều
hồng ân đến em, phù hộ em sẽ luôn được hạnh phúc trong cuộc sống mới.
Hai đứa mình có DUYÊN nhưng không có NỢ. Thôi, anh đành chịu đựng nỗi
khổ tâm một mình vậy.
"Thôi thì thôi, để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi Dạ Lan
Thôi thì thôi, chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi
Chim ơi, chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
Mai ta chết dưới cội Đào
Khóc ta, xin nhỏ lệ vào Thiên Thu ..."
(ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG - PHẠM DUY).
(ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG - PHẠM DUY).
Nhưng nếu anh cùng Tôn Giáo với em, thì sao nhỉ ? Chắc chắn em sẽ là Cô Dâu và ...
"Em bên mình anh, lặng im dưới Bàn Thờ
Và quanh chúng ta là vui sướng chan hoà
Tình duyên nhỏ bé thành đôi ước mơ già
Bao nhiêu tóc tơ giờ đây đã kết se
Ta bên mình nhau, rồi đi suốt con đường
Đưa ta suốt đời về nơi Xứ Thiên Đường
Về nơi tổ ấm, nhờ ơn đức cao vời. Ơn Mẹ Maria ..."
(NGÀY TÂN HÔN - PHẠM DUY).
(NGÀY TÂN HÔN - PHẠM DUY).
Tan
lễ, chúng anh được tự do lang thang ngoài phố. Ghé Bưu Điện, anh
gọi điện thoại viễn liên về cho Bố của anh. Lúc này, Ông đã là "Người
Lính Mặc Thường Phục":
- "Thưa Bố, con xin Bố lo cho con về phép mấy ngày ..."
Nghe trong giọng nói của anh có ngấn lệ, Ông nói:
-
"Ừ, từ từ đã nào, để Bố vào Bộ Tổng Tham Mưu xem, rồi Bố tính cho. Yên
chí nhé. Sao dạo này, con học hành như thế nào ? Thể lực của con tốt đấy
chứ ? ..."
Mười ngày sau, anh nhận được lệnh
lên gặp đích thân Trung Tá Liên Đoàn Trưởng, cả Đại Đội Khoá Sinh đều lo
hộ cho anh. SVSQ bị gọi lên Văn Phòng Tiểu Đoàn Trưởng là ghê gớm lắm
rồi, thường là bị ký "củ" vào "nghỉ xả hơi" trong Cải Hối Thất. Còn đằng
này, anh bị triệu hồi lên gặp đích thân Trung Tá Liên Đoàn Trưởng, thì
tất "lành ít, dữ nhiều". Trung Uý Đại Đội Trưởng cứ gạn hỏi, trong
trường thì anh không vi phạm kỷ luật, nhưng khi ra phố, chắc có làm điều
gì sai, nên bị mách, rồi bây giờ bị khiển trách. Anh cũng chẳng biết lý
do, và thưa cùng Ông là hoàn toàn không vi phạm.
Sau
khi đợi anh thực hiện đúng thủ tục trình diện xong, Trung Tá Liên Đoàn
Trưởng cho phép anh ngồi xuống ghế, trước bàn làm việc của Ông:
-
"Lúc nãy bị gọi lên đây, chắc cháu lo lắng nhỉ ? Bác là Bạn Đồng Khoá
của Bố cháu. Chiều hôm qua, Bác nhận được cuộc điện đàm của Bố cháu. Ông
nhờ Bác cho cháu mấy ngày phép, trên cương vị của Bác, chỉ có thể cho
cháu 5 ngày phép, không thể nhiều hơn. Những gì Bố cháu nhờ dặn, Bác đã
ghi note đây, cứ thế mà thi hành nhé. Cháu biết Trung Uý Luật, em vợ của
Nhạc Sĩ Anh Bằng chứ ? Hiện là Sĩ Quan Điều Phối Phi Hành ở Phi Trường.
Cháu vào đấy, Trung Uý sẽ thu xếp. Cầm giấy phép này về trình cho Ông
Nhàn, đừng nói gì về sự liên hệ giữa 2 Bác cháu. Về Đại Đội thu xếp hành
trang, 1 tiếng sau có mặt ở đây, Bác sẽ cho tài xế đánh xe đưa cháu ra
Phi Trường."
Do đó, anh
mới biết Máy Bay Quân Sự Dakota và có mặt tại Sài Gòn trước buổi trưa.
Sáng hôm sau, thay Bộ Quân Phục khác - vì tóc cắt ngắn, mặc thường phục
thì trông không bảnh - anh sang gặp em. "Thương em, mấy sông anh cũng
lội - mấy đèo anh cũng qua" mà Nhà Anh Nhà Em đâu cách xa nhau mấy tí,
chỉ "cách hai đoạn đường dài, tuy xa mà gần, tuy gần mà xa". Sau khi
"làm thủ tục hành chánh" "Con chào hai Bác ạ", anh "được" Mẹ của em
"mời" nghe morale:
- "Thảo với con, có duyên mà
không có nợ. Nếu con cùng Đạo với em Thảo thì Chuyện Trăm Năm của chúng
con đã xong từ lâu rồi. Tuy khác Đạo, nhưng con muốn lấy em nó, thì con
phải theo Đạo. Còn đằng này, con lại không được phép của Bậc Bề Trên.
Bác vẫn tiếc lắm, vì dù sao đi nữa, hai gia đình Ta đã quen biết với
nhau từ lâu lắm rồi. Em Thảo là Trưởng Nữ, Bác chẳng thể nào chấp nhận
cho em nó theo con được ... ... ... Con về lúc nào ? ... ... ... À ! Hôm
qua hả ? ... ... ... Thế về bằng gì ? ... ... ... À ! Mà này. Đã không
làm vợ làm chồng của nhau được thì con hãy để cho Thảo yên thân nhé.
Đừng làm khổ nó, con ạ ! Bên chồng của nó đã dạm ngõ rồi. Được, Bác cho
phép HAI ANH EM ĐI CHƠI, MÀ ĐÚNG MỘT TIẾNG SAU, CON PHẢI ĐƯA EM NÓ VỀ
ĐẤY ! Thảo ơi ...".
Quen
với cuộc sống Nhà Binh, chấp hành mệnh lệnh, anh còn biết đưa em đi
đâu, ngoài việc ghé vào Quán Sinh Tố - đối diện với Rạp Cao Đồng Hưng,
gần Trường Hồ Ngọc Cẩn. Cuộn chiếc mũ béret, rồi dắt vào cầu vai trái
của chiếc áo bốn túi, cùng em bước vào quán, hai đứa chúng mình ngồi đối
diện nhau qua chiếc bàn hình chữ nhật, anh trao em những ánh mắt đắm
đuối. Ánh mắt của em quấn quýt ánh mắt của anh chỉ một thoáng, rồi em
ngậm ngùi, lặng lẽ cúi xuống, lộ rõ đăm chiêu. Cả hai đứa mình chẳng
thốt với nhau một lời nào, nhưng không phải là không hiểu nhau. Chính sự
im lặng này còn nói lên được nhiều điều. Rồi đột nhiên những "lời cố
vấn" của đám bạn "quân sư quạt mo" hiện trong tâm trí.
Đứa thì khuyên:
- "Con quỳ lạy Chúa Ba Ngôi, con lấy được vợ, con thôi Nhà Thờ".
Thằng thì bảo:
-
"Mày cứ theo Đạo nửa chừng, đến Nhà Thờ thuộc Giáo Xứ của Nàng, học một
Lớp Giáo Lý Công Giáo, rồi xin Linh Mục ban Phép Chuẩn. Xong Lễ Hôn
Phối, thì Đạo của ai, người nấy giữ".
Đứa thì "quá khích" hơn:
-
"Con nhỏ yêu mày, cứ thế mà tặng ... cho em một bụng, thử xem Bà Già
của em có còn bắt mày theo Chúa nữa không ? Chỉ có nước năn nỉ mày rước
đi cho rảnh nợ !".
Anh đã suy nghĩ nhiều về "những lời gợi ý" này, nhưng chẳng thấy cách nào ổn thoả cả.
Xin
đi học Lớp Giáo Lý, chắc chắn Mẹ của anh không chấp nhận rồi, tính ý
của Bà, Bố có lúc còn phải ... kiêng, anh không lạ. Dù rằng, sau này Đạo
của ai, người nấy giữ. Còn tính ý của Mẹ em thì chặt chẽ, khắt khe cũng
chẳng kém, để gìn giữ nền nếp gia phong.
Nhằm
mục đích để lấy được vợ, anh theo Đạo rồi lại bỏ Nhà Thờ. Con người ta
sống thì phải có Đức Tin. Vả lại, Ông Phật hay Ông Giê Su, Ông nào cũng
dạy làm điều lành, lánh điều giữ. Mà hơn nữa, từ sâu thẳm tâm khảm của
anh - từ hồi còn bé - đã xem Ông Giê Su không phải là ... người xa lạ.
Giả vờ theo rồi quay lưng hẳn lại, đối với người trần mắt thịt, đã
không thể chấp nhận được sự phản bội, thì khoan đề cập đến Đấng Thánh
Linh.
Còn việc ... "tặng cho em một bụng trước
khi cưới", anh đã quen với ý nghĩ, chỉ ân ái em trong Đêm Động Phòng,
sau một Buổi Lễ Long Trọng, Thiêng Liêng của một đời người. Anh tôn thờ
MỐI TÌNH ĐẦU và yêu em trọn vẹn con tim nên không thể "làm ẩu" như thế.
Hai đứa
mình cứ ngồi im, lặng ngắm nhìn nhau, mỗi đứa đắm chìm, theo đuổi từng
suy tư của riêng mình. Sinh tố tan chảy đá, nước dàn dụa trên mặt bàn,
anh lấy đầu ngón trỏ phải, chấm nước rồi vẽ hình hai trái tim lồng vào
nhau. Vừa xong nét cuối cùng, anh liền gạt, xóa đi. Mắt vẫn dõi nhìn
theo từng cử chỉ của anh, em thở dài nghe thật não lòng.
-
"Chúng mình không thể kết tóc, se tơ với nhau, không thể cùng nhau sóng
bước hết quãng đường đời. Anh thành tâm chúc em luôn được hạnh phúc bên
chồng. Và hãy biết là, lúc nào anh cũng nhớ và nghĩ đến em, cho đến
ngày cuối đời".
Nói xong, anh vội cắn chặt
môi để ngăn giòng lệ chực tuôn trào. Mẹ của em nói đúng, anh không nên
làm khổ em, anh không muốn trong tâm trí em còn vướng bận hình ảnh của
anh. Chẳng có lợi gì cho hạnh phúc gia đình của em, chỉ làm khổ em thôi,
lúc nào người phụ nữ cũng là người chịu đựng sự thiệt thòi. Yêu em, đâu
phải là buộc phải có em bên cạnh, mới gọi là yêu ! Em vui, cũng như
chính anh được vui, cho dù anh đang ở bất cứ một chân trời, góc bể nào.
Thời gian quy định gần đến hạn cuối cùng, anh trả tiền nước, rồi đưa em
về. Để Mẹ la mắng em, anh còn đau lòng thêm.
Về đến
nhà, anh bỏ cả cơm trưa lẫn cơm chiều, lòng trĩu nặng nỗi phiền muộn,
cứ nằm im ỉm ở trong phòng. Mẹ của anh săn sóc, hỏi han, anh chỉ câm
lặng, không nói.
"Gió khuya lạnh, mảnh hồn đơn lẻ
Một ánh sao rơi, chìm trong đêm
Anh ướp hồn anh men rượu đắng
Nghe chừng men rượu đắng niềm vui
Bóng em chợt thoáng mờ hư ảo
Đẹp giấc mơ tan, sầu bao nhiêu
Đường về nhà em, cách hai đoạn đường dài
Tuy xa mà gần ... Tuy gần mà xa ...
Từ đây xa mấy nữa, khi em đã có chồng
Dù tình còn đậm đà, dù lòng còn thiết tha
Dù buồn xa cách biệt. Thôi, anh đừng nhắc chuyện đôi ta ..."
(NHÀ ANH NHÀ EM - ANH SƠN).
Trằn
trọc mãi vẫn không thể ngủ được, anh lần mò xuống nhà dưới, rót "trộm"
gần đầy một ly hỗn hợp Hennessy XO và Johnnie Walker Gold Label của Bố
anh, để nhấm nháp nỗi buồn ẩn sâu trong tim óc, và dễ tìm vào giấc thuỵ
du. Nhưng nào có hết buồn ? Sầu nào có thể tan loãng được ? Bố anh không
hay uống rượu, thường dùng để đãi khách. Còn anh, em biết đấy, mỗi
lần đi chơi với em, anh thường uống Coca không
hà.
"Đời là những phong ba, ta là chiếc lá
Đời cuốn đi, ai không biết đâu ngờ
Anh buồn em, anh mừng em, tình nồng thiên thu
Vẫy tay, vẫy tay chào nhau
Một lần đầu và một lần cuối
Vẫy tay, vẫy tay chào nhau
Một lần cuối và trọn cuộc đời ..."
(LẦN ĐẦU CŨNG LÀ LẦN CUỐI - NHẬT LINH).
Anh
"xót thương cho duyên mình bẽ bàng". Thôi thì "hãy trông lệ rơi, rồi xa
suốt đời. Đành rằng, nước mắt bây giờ chỉ làm khổ nhau". Sáng hôm sau,
anh chỉ chạy xe ngang ngõ dẫn vào nhà em, nhưng không ghé vào.
"Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề
Ngõ hồn dâng tái tê, anh làm thơ vu quy
Khách qua đường lắng nghe, chuyện tình ta đã ghi
Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về.
Chiến trường, anh bước đi ..."
(CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI - CHÂU KỲ - HỒ ĐÌNH PHƯƠNG).
Anh chạy xe lang thang dọc theo những con đường thường hay chở em đi.
"Đường chẳng riêng hai chúng mình. Nên khi vắng em
Đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm lạnh đầy
Theo tiếng bước ưu tư đi tìm. Trở lại chuyện hai chúng mình
Khi anh với em, vừa biết đam mê, tình yêu tràn trề
Đường mòn, đêm vắng, bước chân êm nhớ tên
Rồi thời gian qua lối này. Khi tay trắng tay
Buồn vác lên vai, hành trang đường dài ..."
(CON ĐƯỜNG MANG TÊN EM - TRÚC PHƯƠNG).
"Ngày nào cho tôi biết, biết yêu em rồi, tôi biết tương tư
Ngày nào biết mong chờ, biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa
Ôi biết đem tin này, vắng như lòng giấy, tình yêu lấp đầy
Rồi biết quên câu cười, biết cho đôi giòng lệ rơi ..."
(BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ - PHẠM DUY).
(BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ - PHẠM DUY).
"Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say
Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về
Tình buồn, tình buồn ...
Qua đi, qua đi dứt cơn mê, tình buồn chồng chất lê thê
Qua đi, qua đi dứt cơn say. Tình này, tình rồi thay ..."
(VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA - LÊ UYÊN PHƯƠNG).
Sáng
hôm sau, bọn anh theo Bố Mẹ sang nhà Chú họ của Bố - anh gọi là Ông
Chú, chứ nếu anh cũng gọi là Chú, anh ngang hàng Bố của anh, anh là
"thằng mất dạy" - dự đám giỗ tại Ngã Năm Bình Hoà. Trong Tộc Họ, Bố của
anh thuộc Chi trên. Trong tiệc rượu, "Chàng Chuẩn Uý Trẻ Tuổi ... đẹp
chai, hoà hoa ... phong đòn gánh, con nhà ... nghèo, học ... dốt" là anh
bỗng là "đề tài bình lựng" của Các Bậc Trưởng Thượng, gán ghép lung
tung. Chính đám giỗ này, tạo cho anh một ngã rẽ định mệnh.
Rồi
cũng đến lúc, anh cầm Sự Vụ Lệnh - nhờ Bố ngoại giao rộng rãi - vào Phi
Trường Tân Sơn Nhất, đáp chuyến bay Quân Sự trở về Quân Trường trả
phép.
Viết xong khi vừa tròn ... đầy tháng.
06/12/2011.
THOMAS THANH NGUYENTU.
BÀI LIÊN QUAN:
No comments:
Post a Comment