Các Bậc Cha Mẹ thấy Hoa
Lan đẹp nên đã đặt tên Lan cho con gái yêu của mình với hy vọng sau này
“cô ả” cũng đẹp xinh và quyến rũ như một đóa Lan. Các nữ nghệ sỹ cũng
hay chọn Lan để đặt nghệ danh cho mình như Bạch Lan, Bích Lan, Hoài Lan, Mộng Lan,
Mỹ Lan, Ngọc Lan, Phong Lan, Quỳnh Lan, Thanh Lan, Trúc Lan, ... Thế rồi con người nghệ sỹ
đôi khi đi tìm những cái phiêu lưu ngoài cuộc đời bình thường. Những
tình cảm của các nghệ sĩ tên Lan làm cho loài hoa này thêm một chút nghệ
sĩ tính, một chút lãng mạn và một chút định mệnh. Lan như mang một phần
thân phận của kiếp người.
Lan,
một chữ không mang năm dấu trầm bổng trong Quốc Ngữ nhưng có thể coi là
một tiếng tượng thanh. Khi đọc lên, Lan nghe như có âm thanh nhẹ nhàng
và vang xa. Trong chữ Hán cũng có chữ đọc lên với giọng Lan để nói đến
loài hoa kể trên. Hồi còn học chữ Hán trong Chương Trình Bậc Trung Học
(trước 1975), Ta thấy có chữ “Lan Du” để gọi dầu thơm như Hoa Lan;
“Trạch Lan”, một loại cây có đặc tính trừ được mọt sách nên phòng đựng
sách được gọi là “Lan Tỉnh Vân Các”; Đài dành cho Các Quan Ngự Sử được
gọi là “Lan Đài”; Tình thân hữu giữa bạn bè có chữ “Lan Giao”.
Mộc
Lan, còn gọi là Đại Lan (Magnolia), một loại cây lớn có hoa và vỏ đều
thơm được dùng để làm nhà. Hương Lan, mùi thơm của Hoa Lan. Nhưng trong
Hán Tự, chữ Lan còn có nghĩa khác là gần hết, gần tàn như chữ Tuế Lan,
năm sắp hết; Dạ Lan đêm khuya gần sáng (Chương Trình Dạ Lan của Đài
Tiếng Nói Quân Đội); Tửu Lan, cuộc rượu gần tàn. Tuy đồng âm dị nghĩa
nhưng tiếng Lan đã như có âm hưởng của một loài hoa. Không ai cấm cản Ta
hiểu Dạ Lan như đóa Hoa Lan nở vào đêm khuya, tỏa hương thơm ngát cả
một vùng. Nếu giàu tưởng tượng, Dạ Lan còn gợi cho ta một cái gì có vẻ
liêu trai. Mộng Lan là nằm mơ thấy Lan. Vợ Trịnh Văn Công sau khi nằm mơ
thấy Lan đã thụ thai và sinh ra Mục công. Về địa danh, ta có Lan Châu
(lan zhou), thủ phủ tỉnh Cam Túc bên Trung Quốc. Lan Đình, tên lầu trên
bến Lan Chữ thuộc tỉnh Chiết Giang. Lan Đình thiếp, tập ghi bút pháp của
Vương Hy Chi viết rất đẹp. Trong truyện Kiều có câu "Khen rằng bút pháp đã tinh, so với thiếp Lan Đình nào thua.". Lan Thương Giang tên sông Cửu Long miền thượng nguồn ở bên Tàu. (Lan đi với sông có nghĩa sóng lớn).
Ngoài ra, Lan vừa chữ Nôm vừa chữ Hán còn có nghĩa toả rộng ra như lan can, lan man, cỏ lan (cỏ bò lan ra ngoài). Truyện Kiều có câu: "Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giầy". Thơ Đường có câu "Ưng nhẫm lan can độc tự sầu", Buồn tựa lan can một mình sầu (Kiến Thức Ngày Nay số 150/1939). Nhưng khi nói tới Lan là người ta liên tưởng đến Hoa Lan vì Hoa lan chiếm một phần tư tổng số hoa trên thế giới hay nói nôm na cứ bốn bông hoa thì có một cái là Hoa Lan.
Tiếc rằng chưa có ai
làm thống kê xem có bao nhiêu người tên Lan trên một trăm hay một ngàn
người đàn bà. Nói thế vì Lan là loài hoa nên hợp với người đẹp, các bà
các cô. Nhưng nam giới cũng có người được cha mẹ đặt cho tên Lan nghe
cũng lả lướt và được bạn bè chọc ghẹo là thường. Các nhà văn, nhà thơ
nam giới cũng lấy bút hiệu có chữ Lan như Nhà Văn Lan Khai.
Nhân
vật tiểu thuyết cũng được đặt tên Lan như "Lan và Điệp", chú tiểu Lan.
"Huơng Lan" là tác phẩm đầu tay (1947) của nhà văn Nguyễn Thạch Kiên tên
thật là Nguyễn Văn Khánh. Rất tiếc chưa đọc nên không biết nội dung
quyển truyện nói gì? "Mùi Hương Lan" tên một tác phẩm của nhà văn Ngọc
Bảo mới ra mắt độc giả tại miền Nam Cali mới đây (10/01/2009).
HOA LAN VÀ MÀU SẮC:
Hoa
Lan mang gần như đủ màu sắc trong thiên nhiên. Hoa Lan đỏ như
Masdevallia Ignea, Ren. Coccinea… Hoa Lan trắng có Cal. Rubens Alba, Hoa
Lan vàng như Encyclia Citrina, Dendrobium Lindleyi. Màu xanh, Màu tím
đều có.
Năm ngoái, tại triển lãm hoa lan
ở Costa Mesa, chúng tôi thấy có trưng bày cây lan hoa đen tuyền nên có
thể gọi là Huyền Lan Ngọc, Ngọc Lan đen, hay vi vút cho có vẻ Tàu khựa,
Huyền Châu Lan, hay Hắc Châu lan (Black Pearl Orchid). Giá cây lan đen
chưa ra hoa khoảng trên 100 Mỹ Kim. Ai cũng trầm trồ, chụp ảnh cây mẫu
(cây mẫu không bán) nhưng ít người dám mua cây con vì đắt tiền, khó
trồng, mà chưa chắc trăm phần trăm đúng màu vì đó là cây lai tạo. Đang
định năm nay nếu còn bán, kẻ hàn sĩ này sẽ mua một cây lan đen con thử
thời vận. Không biết sang năm mới, Lan đen nở hoa có hên không nhỉ ?
Hoa
Lan có thể tuyền một màu hoặc hai ba màu khác nhau hoặc pha trộn nhiều
màu trên một hoa nhất là đối với các cây pha giống. Hoa Lan pha giống,
đôi khi đẹp nhưng lắm khi có những vết chấm phá, loang lổ sẽ mất đi cái
vẻ đẹp thuần nhất, trang trọng, quý phái của Lan; chẳng khác nào "đổ vôi lên đầu chó vá". Có lẽ Kim Dung Tiên Sinh nói "Cẩu tạp chủng" cũng bao hàm ý nghĩa trên. (Xin xem bài Den. Avril’s Gold của Bùi Xuân Đáng).
HOA LAN VÀ HƯƠNG THƠM:
Sau
màu sắc, hình dáng, hương thơm cũng là một yếu tố để đánh giá một cây
Lan. Nếu có màu mà không thơm, giá trị của hoa Lan giảm gần phân nửa và
được gọi là "hữu sắc vô hương". Hương thơm thay đổi từ ngào
ngạt đến thoang thoảng tức nồng độ thay đổi khác nhau. Có mùi thơm như
chanh, có mùi thơm như hoa Lài. Có mùi thơm hắc làm cay lỗ mũi hay có
mùi thơm dịu ngọt như mật ong làm sảng khoái tâm hồn. Để ngửi được mùi
thơm của hoa cần cả hai yếu tố: mức độ thơm của hoa tỏa ra và mức độ
nhạy cảm của khứu giác người ngửi. Cùng một cái hoa có người cho là có
mùi thơm có người cho là không có mùi thơm. Thật sự không nhiều thì ít
hoa vẫn có sẵn mùi thơm. Có thể ta để hoa khá xa nên không ngửi thấy mùi
chứ không phải không có. Gọi là mùi thơm cho dễ hiểu chứ có mùi không
thơm mà ngược lại còn hôi hoặc có thể thơm với người này mà hôi với
người khác. (Ví dụ như Quả Sầu Riêng). Không phải lúc nào hoa cũng thơm
như nhau. Có lúc Ta ngửi thấy mùi hương nhiều có lúc ít hoặc hoa không
thơm trong một khoảng thời gian nào đó trong ngày. Có hoa chỉ thơm vào
ban đêm ví dụ hoa "Dạ Lý Hương" như Ta đã biết, chỉ tỏa hương thơm vào
đêm khuya. Hoa thơm để làm gì ? Có người cho hương thơm như "nét duyên"
bên cạnh "vẻ đẹp" để làm tăng sức quyến rũ của đoá hoa. Không lẽ hoa
biết chiều lòng kẻ hâm mộ ? Các nhà nghiên cứu thì cho rằng hoa tỏa
hương thơm để lôi kéo ong bướm đến hút mật, lấy phấn và qua đó giúp cho
nhị đực nhị cái có cơ hội gặp nhau, giúp cho đoá hoa hoàn tất tiến trình
thụ phấn thành quả sau đó. Đây là vấn đề sinh tồn của các loài hoa và
Hoa Lan.
HOA LAN VÀ ĐƯỜNG THI:
Chúng
tôi đã bỏ ra nguyên một buổi tối để đọc 100 Bài Thơ Đường nhưng không
thấy bài nào nói về Hoa Lan. Chữ “lan” không dấu giọng nên hình như
không đủ "mạnh" để gieo vần cho gợi tình, ý, cảnh, cho sắc nét ? Trái
lại, hoa Đào lại được nhắc đến nhiều lần. Thường thì hoa Mai, hoa Đào
đều nở vào mùa Xuân, đánh dấu một thời điểm trong năm, gợi nhớ một cuộc
hẹn hò, ly biệt, thường là cảm hứng cho thơ Đường. Trái lại hoa Lan hầu
như nở quanh năm (ví dụ Lan Cymbidium) không tượng trưng cho mùa nào
trong năm. Hoa Lan không phải là cái mốc của thời gian, không gợi nguồn
nhiều cho thi hứng.
Thơ về Hoa Lan có chăng chỉ để ca tụng hương sắc kỳ diễm của loại hoa này mà thôi. Tác giả Phong Lan bên Úc đã ca tụng:
Hoa Lan trăm sắc với ngàn hương Trắng, đỏ, vàng, xanh, tím, nâu hường.
Với
hai câu thơ trên, tác giả Phong Lan (lại thêm một nhà thơ với tên Lan)
đã nói đủ màu sắc, hương thơm của Hoa Lan. Tiếc rằng lúc đó chưa có Hắc
Lan (Fred Clarkeara After Dark "SVO Black Pearl, FCC/AOS).
Tác giả Nguyễn Mạnh Vân cho rằng:
"Vườn lan sắc thắm, hương thơm ngát,
Đưa cả hồn tôi thoát bụi trần".
Ở đây ta thấy một chút Zen, một chút Thiền. Đường lên Thiên Thai chăng ?
TỨ BÌNH: MAI – LAN – CÚC – TRÚC:
Người Tàu hay dùng bộ Ba như "Phúc Lộc Thọ", "Quân Sư Phụ", "Phụ Phu Tử",… và bộ Bốn như "Cần Kiệm Liêm Chính", "Công Dung Ngôn Hạnh", "Canh Tiều Ngư Mục"… Về Bộ Bốn, khi nói về cây cảnh trong bốn mùa ta thấy có: "Mai Lan Cúc Trúc".
Mùa Xuân có Hoa Mai, mùa Hạ có Hoa Lan, mùa Thu có Hoa Cúc và Cây Trúc
cho mùa Đông. Các loại trên được vẽ thành bốn hình và treo chung làm Bộ
Tứ Bình. Ba loại đầu đều là hoa: Mai, Lan, Cúc, nhưng tượng trưng cho
mùa Đông thì không phải là hoa mà là cây trúc (tương tự cây tre). Có lẽ
một phần vì cây tre không có hoa nhưng dáng đẹp và một phần cây tre chịu
được giá lạnh của mùa Đông ?
Thật sự Cây
Tre cũng có hoa nhưng tuỳ vùng, tuỳ loại tre và tuỳ độ tuổi. Có loại có
ra hoa, có loại không hoa và có thể ba bốn chục năm mới có hoa một lần.
Khi mùa Đông tới, tuyết bao phủ trắng xóa một vùng thì chỉ còn lại
những ngọn tre chống chỏi để sống còn. Tranh cổ Trung Hoa về mùa Đông
bao giờ cũng có Tre và tuyết. Tre còn cho măng về mùa Đông. Cây trúc
không cho hoa nhưng Trúc theo tinh thần Đông Phương, với "tiết trực tâm hư",
nên được chọn làm biểu tượng của Bậc Chính Nhân Quân Tử trước phong ba
bão táp của Cuộc Đời. Dáng dấp thanh thoát của Cây Trúc biểu hiệu cho
đức tính cao thượng. Nét sắc xảo của lá Trúc là một phần cấu tạo của Hán
Tự. Nét đẹp của lá Trúc đã được các họa sĩ ghi lại trong hội họa từ
trước tới nay và trông đẹp sắc xảo hơn lá Lan.
Nói
chung Mai - Lan - Cúc - Trúc tượng trưng cho những loại cây kiểng trồng
trong vườn làm cảnh và là đề tài cho thi và họa. Những cây này cũng cần
sự chăm sóc, vun xới kỹ càng hơn nên gần như gắn bó với gia chủ mà
chính họ cũng là một nghệ nhân.
NHÂN CÁCH HOÁ HOA LAN:
Các
tác gỉả những bài thơ về Hoa Lan gần đây đăng trên mạng Hoa Lan Việt
Nam, ngoài những lời ca tụng vẻ đẹp và hương thơm của Hoa Lan, lại còn
coi Lan như một con người, nhất là “một người đẹp”. Lan đã "Đưa cả hồn tôi thoát bụi trần"
(Nguyễn Mạnh Vân). Lan đã làm cho con người siêu thoát. Lan có vẻ đẹp
mê hoặc lòng người. Đối với Nhà Thơ, Hoa Lan đã như một tình nhân:
"Hoa Lan ơi, ta yêu Em, yêu mãi
Yêu hôm nay, ngày mai và ngàn sau
Bằng cả trái tim ta và tất cả."
(Hàn Chân Tín – Bà Rịa, Việt Nam)
Ngoài là một người tình, Lan còn được coi như người bạn hiền ngày đêm có nhau, chăm sóc cho nhau, an ủi nhau khi Nhà Thơ về già:
“Trồng Lan còn được về sau Tuổi già làm bạn có Lan giãi sầu.”
(Thu Võ)
Nhờ
có sắc và hương, Hoa Lan từ là một cây kiểng vô tri đã trở thành một
người tình, một người bạn sớm tối có nhau nhất là đối với các vị cao
niên.
HOA LAN VÀ TUỔI GIÀ:
Nuôi
trồng, chăm sóc, vun xới Hoa Lan là một công việc nhàn nhã, không đòi
hỏi nhiều sức lực, không quá nhiều lệ thuộc vào thời gian. Việc chăm sóc
Hoa Lan thích hợp cho tuổi già. Công việc có thể làm bây giờ, ngày nay
hay ngày mai cũng chẳng sao. Nào có ai cấm Ta vừa tỉa cây vừa phì phèo
điếu thuốc, vừa ngẫm nghĩ dăm ba câu Thơ Tình ?
Sáng
sớm vừa ngắm Hoa Lan vừa nhâm nhi tách trà, tách cà phê, làm cho cuộc
đời thêm thi vị, ý nhị. Mùi thơm của Hoa Lan, hương thơm của Trà hoà
quyện, phảng phất trong không gian khiến Ta dường ngây ngất, sảng khoái
cả một buổi sớm mai.
Sau bao ngày chăm
sóc, một chồi hoa đâm lên thì không còn có phần thưởng nào quý giá cho
bằng. Thành quả tuy nhỏ nhưng chứng tỏ sự chăm sóc của Ta không là vô
ích.
Một cây Lan bị bỏ quên, rễ đã mục,
thân đã khô, lá đã héo, coi như chỉ còn chờ chết nhưng qua vài cố gắng
nho nhỏ, cây Lan từ từ hồi sinh và cho hoa rực rỡ với hương thơm ngào
ngạt. Ta đã "cải tử hoàn sinh", đem lại sự sống cho một loài hoa.
Niềm
vui của Tuổi Già là thế. Có người coi chăm sóc Hoa Lan như chăm sóc con
nhỏ. Một người lớn tuổi lo tưới nước, bón phân, thay chậu, uốn cành cho
lan để có một bông hoa đẹp đẽ nào khác chi hồi còn trai tráng lo cho
con cái ăn uống, dạy bảo, hướng dẫn để sau này con cái nên người. Hai
hình ảnh khác nhau nhưng đồng dạng và cùng chung ý nghĩa. Ông bạn tôi
trước đây, khi mới về hưu, lái xe xuyên Bang thăm bạn bè, cùng con cháu
lên sa mạc đào cây tùng về làm Bonsai, cuối tuần đi câu xa bờ hoặc lái
xe lòng vòng kiếm đồ cổ, nay chỉ còn thú vui cuối cùng là vui thú cùng
Lan. Ông Cụ tuyên bố thẳng thừng: "Lực bất tòng tâm, không lái được xe bên xứ sở này thì các thú vui trước kia đều xếp lại."
Nay thì cụ vui thú với vài chục chậu Lan. Cụ nói; "Cũng
đủ hoa nở chưng trong nhà mà đôi khi còn được phần thưởng của Hội Hoa
Lan Việt Nam nữa đấy. Không có mấy chậu Lan, chắc tôi chết mất, ông à !
Còn biết làm gì cho qua ngày đoạn tháng nữa đây ?".
DENVER - COLORADO, 06/11/2009.
HOÀNG ĐẮC KỲ TÂM.
VẺ ĐẸP CỦA HOA PHONG LAN VIỆT NAM.
(ẢNH VÀ BÀI VIẾT CỦA VN EXPRESS, 16/04/2012.):
Phong Lan, Orchidaceae, được ví như Nữ Hoàng Sắc Đẹp, vì dáng vẻ đài các, màu sắc sặc sỡ và ngào ngạt hương thơm.
Lan Hài Việt Nam Paphiopedilum vietnamese.
Loài này được phát hiện ở vùng biên giới phía tây bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc cùng với Paphiopedilumem ersonii, nhưng
mãi đến năm 1998 loài lan đặc hữu Việt Nam này mới được O. Gruss và
H. Perner đặt tên và công bố. Hoa có cánh hoa rất to 8 - 10cm, màu
hường, môi tía đậm ở mặt trước, nhạt dần về sau, mép cuộn vào, mặt trong
có nhiều đốm tía đậm và một dải lông trắng dày đặc ở phần giữa, ngay
dưới chân trụ.
Lan Hài Vàng Paphiopedilum villosum.
Nó được xem như là loài phổ biến nhất và dễ trồng nhất ở Việt Nam với
cánh đài lưng màu lục có vân dọc, mép trắng hơi lật ra sau. Cánh
tràng hơi chúc xuống và cong ra phía trước, mép nhăn nheo, giữa có vạch
lớn màu nâu đỏ. Cánh môi dạng túi màu vàng lục hơi nâu mép màu vàng
nâu và thùy bên cuộn vào trong.
Lan Hài Đài cuộn Paphiopedilum appletonianum.
Mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh, ở độ cao
khoảng 1.500 m. Cây chịu hạn khá tốt. Loài này có sự phân bố rất hạn
chế và số lượng cá thể rất ít ở Lâm Đồng, Đà Lạt. Chúng có thể bị đe dọa
tuyệt chủng do môi trường sống là rừng bị thu hẹp lại. Hoa Lan Hài
đài cuộn cỡ lớn với màu nâu pha xanh nhạt. Cánh đài lưng bầu dục uốn
cong ra phía sau, cuộn lại, màu xanh đậm, với các đốm hồng đỏ ở gốc,
mép màu lục nhạt, màu trắng ở đỉnh. Cánh môi có màu tía ửng vàng và
lục, mép màu vàng.
Lan Hài Kim Paphiopedilum armeniacum.
Loài Lan Hài có màu sắc vàng rực này có lá đài sau hình trứng cho đến
bầu dục, dài 2,2 - 2,8 cm rộng 14 - 2,2 cm, hơi nhọn, mép uốn vào ở
phần trên. Lá đài bên dính nhau, nhỏ hơn lá đài sau với 2 sóng ở lưng
và chỉ 1 răng tròn ở đỉnh, mặt trong nhẵn. Loài này được cho là hoàn
toàn tuyệt chủng ở Việt Nam vì ở vùng núi đá vôi biên giới Việt Nam đã
bị người dân đã khai thác quá mức để bán sáng. Có một số nhà khoa học
cho rằng loài này không phân bố ở Việt Nam nhưng trên thực tế có rất
nhiều tài liệu đã chứng minh đây là loài Lan của Việt Nam.
Lan Hài Vân Paphiopedilum callosum.
Được công nhận là loài có vùng phân bố rất rộng ở Quảng Trị, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Thừa Thiên Huế và ngay cả vùng có độ
cao thấp là Phú Quốc. Lan thường nở hoa vào mùa xuân và đầu hạ với cụm
hoa cao, có lông, màu nâu đỏ. Cánh đài lưng gần tròn hơi gấp lại, mép
răn reo, màu trắng pha hồng gốc màu xanh có gân đỏ ở đỉnh và cánh môi
màu nâu đỏ, gốc màu xanh nhạt, hai bên thùy cuộn lại vào trong có
nhiều đốm đỏ đậm đã làm ngây ngất những người yêu Lan ở Việt Nam.
Lan Hài Râu Paphiopedilum dianthum.
Thật khó có thể nhầm lẫn được loài lan hài râu với các loài lan khác ở
Việt Nam bởi cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng,
dài, xoắn lại, rũ xuống, màu nâu lục, dài 10 - 12cm. Cánh môi dạng túi
dài 5cm, màu lục nâu vàng, mép cuộn vào trong. Vùng phân bố của
Paphiopedilum dianthum ở Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La
và còn mọc ở Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan.
Lan Hài Đốm Paphiopedilum gratrixianum.
Các đỉnh núi cao ngất thuộc dãy Tam Đảo, Vĩnh Phúc là xứ sở của loài
lan hài đốm. Với cánh đài lưng hình trái xoan, hẹp ở gốc, mép răn reo,
màu lục ở gốc, mép trắng, có đốm đỏ lớn ở giữa, cánh tràng trải rộng
nhìn như chiếc đuôi công rực rỡ sắc màu, mép răn reo màu lục nâu nhạt.
Cánh môi dạng túi, màu lục nâu đậm, 2 thùy bên đứng. Vẽ đẹp lộng lẫy
của loài hoa này được các nhà sưu tập lan ở Việt Nam gọi với cái tên
trìu mến Hài đuôi công.
Lan Hài Helen Paphiopedilum helenae.
Đây có thể là loài Lan Hài có kích thước hoa nhỏ nhất được tìm thấy ở
Việt Nam và câu chuyện tình yêu của Nhà Thực Vật Học Averyanov đã nói
lên tất cả về loài Hoa Lan đặc hữu này: “Một buổi chiều, sau khi tôi và
các bạn đồng nghiệp đã mất cả ngày trèo lên nhiều ngọn núi dốc, mọi
người đang tính trở về. Nhưng khi thấy ngọn đồi trước mặt rất hấp dẫn,
cây cối thật là lý tưởng cho tôi có cảm giác có lan mọc ở đó. Mọi
người đã quá mệt mỏi không muốn đi nữa nên tôi đã leo lên đấy một
mình. Khi leo gần tới đỉnh đồi, tôi thấy ở gần mép đá có một đám hoa
vàng rực rỡ. Thực là đặc biệt vì bông hoa quá lớn so với cây Lan. Tội
vội chụp vài tấm ảnh, đào một vài nhánh rồi vội vã xuống đồi. Vì vợ
tôi Helene Averynova cũng có bộ tóc vàng và dáng người nhỏ nhắn như
cây Lan, cho nên tôi lấy tên Nàng để đặt tên cho cây Lan này”.
Lan Hài Henry Paphiopedilum henryanum.
Sau rất nhiều những nghi ngờ về vùng phân bố của loài lan hài này ở
Việt Nam vì những tấm ảnh hấu hết là chụp ở các vườn Hoa Lan được trồng
khắp thế giới và gần như chưa một nhà khoa học nào được nhìn thấy
chúng nở hoa trong thiên nhiên Việt Nam. Vào Mùa Xuân năm 2001, Leonid
Averyanov và D. Harder đã tìm thấy cây Lan này tại Khu Bảo Tồn Phong
Quang, tỉnh Hà Giang. Với chiếc cánh đài màu xanh lá và những đốm màu
tím đậm ở mặt trong, Lan Hài Henry là một trong những tác phẩm đẹp
nhất của thiên nhiên ban tặng cho loài người chúng ta.
Lan Hài Mã Lị Paphiopedilum malipoense.
Loài Lan Hài độc đáo này thường nở hoa vào tháng 3 đến tháng 4 hàng
năm và loài này được Chen và Tsi mô tả đầu tiên vào năm 1984, dựa trên
mẫu vật khô của bảo tàng. Chen và Tsi cho rằng chúng được sưu tập ở
Nam Vân Nam – Trung Quốc. Mẫu vật mà K. M. Feng sưu tập ngày
11/11/1947, hiện được lưu giữ và trưng bày ở Bắc Kinh, là lấy ở núi
Malipo của Trung Quốc. Nhưng theo Averyanov, thì các cây Lan mà người
Trung Quốc bán ở Hong Kong từ những năm 1988 – 1989, được lấy từ Việt
Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Averyanov đã khám phá chúng ở gần
làng Can Ty, thuộc tỉnh Hà Giang, và ở phía đông nam vùng Mai Châu của
tỉnh Hòa Bình.
(Ảnh: PHÙNG MỸ TRUNG, VNCREATURES).
04/09/2012.
THOMAS THANH NGUYENTU.
(SƯU TẦM).
Như muôn vàn cánh bướm
Tung cánh bay về đâu
Xa vắng còn tiếng nhạc
Nhuộm nắng chiều phai mầu
Người đẹp giờ nơi đâu
Vỡ mộng Hoàng Hạc Lâu.
Cầm sắt, cung thương bậc ảo huyền
Nắn dây, buông phím gọi hoa niên
Trang sinh, mộng sớm mơ hồ điệp
Thục đế, lòng xuân gửi tiếng quyên
Trăng sáng, vạn sầu nhòa Bích Hải
Nắng hanh, tâm hận át Lam Ðiền
Tình này ôn lại còn thương cảm
Vạn kiếp đau lòng bởi nợ duyên.
Đôi cánh Hồ Điệp, mộng uyên ương
Để khiến lòng ta, chút vấn vương
Thương lắm, thân gầy, tươi tự mọc
Nắng mưa chẳng quản, dẫu bên đường
Cầm sắt, cung thương bậc ảo huyền
Nắn dây, buông phím gọi hoa niên
Trang sinh, mộng sớm mơ hồ điệp
Thục đế, lòng xuân gửi tiếng quyên
Trăng sáng, vạn sầu nhòa Bích Hải
Nắng hanh, tâm hận át Lam Ðiền
Tình này ôn lại còn thương cảm
Vạn kiếp đau lòng bởi nợ duyên.
Đôi cánh Hồ Điệp, mộng uyên ương
Để khiến lòng ta, chút vấn vương
Thương lắm, thân gầy, tươi tự mọc
Nắng mưa chẳng quản, dẫu bên đường
VI TIỂU BẢO.
Nếu biết rằng sẽ đớn đau nhiều đến thế
Thì từ giờ, tốt nhất mình không gặp lại nhau
Để kỷ niệm chỉ là khoảng ký ức bột màu
Theo năm tháng phủ lên mình rong rêu ẩm mốc
Thì từ giờ, tốt nhất mình không gặp lại nhau
Để kỷ niệm chỉ là khoảng ký ức bột màu
Theo năm tháng phủ lên mình rong rêu ẩm mốc
Nếu biết rằng sẽ nhớ nhau trong hành trình tiếp theo đơn độc
Ta sẽ chẳng còn lại gì ....
... ngoài khoảng trống khoét hốc sâu trong hình hài vỏ ốc
Nếu biết rõ định mệnh tuột khỏi tay nhanh như cơn lốc cuối ngày
Cuộc đời này đâu cần phải băn khoăn giữa thực mộng chua cay.
Ta sẽ chẳng còn lại gì ....
... ngoài khoảng trống khoét hốc sâu trong hình hài vỏ ốc
Nếu biết rõ định mệnh tuột khỏi tay nhanh như cơn lốc cuối ngày
Cuộc đời này đâu cần phải băn khoăn giữa thực mộng chua cay.
mỗi loài có mỗi màu sắc riêng, đơn giản tinh tế và nổi bật, có loài thanh cao lại thêm phần thanh cao. Cũng chính vì vậy mà tôi cũng đang trồng và sưu tầm một số loài lan như lan bầu rượu và lan lông tu. Bác ở đâu nếu bác trồng lan chúng ta có thể đàm đạo thêm.
ReplyDelete