Tuesday, August 14, 2012

SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH: MỘT THỜI VANG BÓNG (PHẦN I).



TÁC PHẨM PHOTOSHOP ĐƯỢC THỰC HIỂN BỞI: ÔNG GÌA SA ĐÉC.



NGÀY ĐẦU TIÊN LÀM BỐ.
Thân Tặng Con Gái.
NTTT.


Từ Chốn Binh Đao, tôi về thăm nhà
Còn khoác trên người một Bộ Chiến Y
Thì nhận ngay được Tin Vui từ Mẹ
"Mày được lên lon rồi đó, nghe con".

Cứ mặc thế, tôi vào ngay Bệnh Viện 
Đi nghênh ngang vì mới được Huy Chương
Chẳng phải vì nhờ Chiến Công vang dội
Mà từ nay được, có đứa xưng con.

Thiên Thần Nhỏ đang nằm mơ màng ngủ
Nhìn thấy con, tình thương dâng dạt dào
Tôi xà xuống hôn ngay lên má bé
Muốn bế con, nhưng chẳng biết cách bồng.

Người sao nhỏ, chỗ nào đâu mà túm ? 
Đang loay hoay thì Nội giúp bế con
Bị phá giấc, Thiên Thần Con chợt tỉnh
Mở mắt nhìn và ngơ ngác xem ai. 

Đôi mắt nai, ôi một đôi mắt nai
Toả tia nhìn, ơ kìa sao trong vắt
Và dường khi đã nhận ra "người quen"
Từ lạ hoắc chẳng còn chi lạ lẫm. 

Đôi môi nhỏ bung nở nụ cười xinh
Mắt ngời sáng và khoe luôn cả lợi
Con trong lòng, Đất Trời như gần lại
Giữa Thế Gian, như nở rộ muôn hoa.

Năm Ngày Phép cũng trôi qua ngắn ngủi
Phải lên đường để sống Kiếp Chinh Nhân
Bế ôm con, lòng trào dâng quyến luyến
Chẳng bao giờ, tôi lại muốn rời xa.


Tháng 09/1974, vì đòi hỏi càng lúc càng cao của Tình Hình Chiến Sự trên toàn LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HOÀ, Những Đại Đội Nghĩa Quân - Lực Lượng Bán Quân Sự - được "nâng cấp" thành Những Đại Đội Địa Phương Quân. Các Đại Đội Biệt Lập Địa Phương Quân - trực thuộc Tiểu Khu Gò Công -được đôn quân để trở thành Chủ Lực Quân. Sau khi được "cộng - trừ - nhân - chia" Quân Số, "lột xác" thành Tiểu Đoàn Tân Lập trực thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh. 

Đại Uý Đại Đội Trưởng của chúng tôi "giã từ nhiệm sở" để đi học Khoá Quân Sự Trung Cấp (Nếu có "số đỏ", Ông có thể lên đến Đại Tá. Rồi sau đó, sẽ học tiếp Khoá Quân Sự Cao Cấp để lên Tướng). Sếp Phó trở thành Đại Bàng, tuy vẫn còn mang lon Thiếu Uý. Đúng ra, nếu như trong tình trạng bình thường, Chức Vụ Đại Đội Trưởng là do Cấp Đại Uý hay Trung Uý đảm nhiệm. Tango 1 lên nắm giữ vai trò Sếp Phó. Còn tôi được cử đi hấp bổ sung Khoá Lãnh Đạo Chỉ Huy để biết cách điều động hiệu quả một Đại Đội ngoài Chiến Trường, tại Căn Cứ Đồng Tâm của Sư Đoàn. Thực ra, những ngày được huấn luyện Giai Đoạn 2 tại Quân Trường Đồng Đế, Sinh Viên Sĩ Quan chúng tôi cũng có học những Bài Chiến Thuật Trung Đội Và Đại Đội Tác Chiến, nhưng chưa đủ. 

Đại Đội của chúng tôi được đổi Danh Hiệu mới là Đại Đội 2, đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng - do tên của Ông, chúng tôi hay gọi đùa sau lưng, là Thiếu Tá có "cái răng vàng khảm ngọc" - và Đại Uý Tiểu Đoàn Phó (rất ít khi nhận lệnh trực tiếp từ Ông, nên tôi đã quên mất tên.).



Chúng tôi hay dùng Bảng Mẫu Tự của NATO để làm Mật Ngữ đầu tiên - Bạch Thoại, ai cũng biết, do đó dựa vào đây để sáng chế thêm nhiều loại Mật Ngữ Quy Ước khác, chính tôi cũng "mu huyền". Ví dụ như Cấp Bậc Chuẩn Uý của tôi, nếu gọi theo "Dzăng Chương Bình Dâng" là Chim Uyên, gọi theo Tây là Oméga do hình dáng của chiếc lon, có khi còn được gọi là "Quai Chảo" hay "Thiếu Tá Lỗ". "Khởi đầu từ Alpha - Kết thúc bằng Oméga". Nếu Cấp Trưởng được gọi là Mặt Trời, từ chữ S => Sun hay Soleil (Đúng ra là Sierra) thì Đại Uý Tiểu Đoàn Phó sính dùng Tiếng Pháp, nên thích được gọi là Mặt Trăng => Lune hay Lifa (Chữ đúng là L => Lima).

Từ ngày chuyển thành Một Đơn Vị của Sư Đoàn 7 Bộ Binh, thì "đồ chơi" của chúng tôi được dồi dào hơn, tôi được trang bị thường xuyên 2 súng. Nếu đi hành quân Cấp Tiểu Đoàn, 2 Con Gà Cồ 105 ly được kéo theo Đoàn Công Voa. Tiểu Đoàn Trưởng có quyền điều động trực tiếp Chuồn Chuồn và Diều Hâu để phục vụ cho Chiến Trường. Trách nhiệm của Đại Đội chúng tôi là Mở Đường. Ai đời Một Đơn Vị Công Binh Đại Hàn làm "còng xương sống - cóng xương sườn" 30 km mặt đường nhựa thật láng mịn, từ sáng cho đến tối. Họ làm theo Lối Cuốn Chiếu, từ người lính rải đá đầu tiên đến Xe Cơ Giới xịt nhựa cuối cùng kéo dài cả 2 km, đến đâu hoàn tất đến đó. (Chứ không phải như mấy thằng phu lục lộ ngày nay, trên Đất Sề Ghềnh, cũng kéo dài, nhưng kéo dài thời gian, từ ngày này sang ngày khác để câu nhậu.) Thì đến đêm, mấy cha nội VC mò ra, đào chỗ này để gài mìn chống tăng, đắp mô chỗ kia để gài lựu đạn, không phải chỉ một đâu mà là nhiều quả lựu đạn được gài theo Lối Dây Chuyền. Nếu không thật cẩn thận, trong ánh sáng nhá nhem khi Trời vừa hừng đông, thì cứ xem như liệu cái thần hồn, gỡ được một thì chạm ngay quả khác, nổ dây chuyền. Họ đã biết "phát huy sáng kiến - cải tiến kỹ thuật" ngay từ dạo đó. Do đó, Đại Đội của chúng tôi không sợ bị "bảy nghề".

KHẨU PHÁO 105 LY.

Nếu ngày nay, Các Bạn đi từ Sài Gòn dọc theo Quốc Lộ đến Vĩnh Long, sẽ đi ngang Ngã Tư Cai Lậy. Từ Ngã Tư này quẹo phải, sẽ đi ngang Căn Cứ Mỹ Phước Tây, Cầu Ông Hai Hột, để đi đến Cửa Khẩu Mộc Hoá, sang Miên, dzô Casino, thì Các Bạn đang đi trên con đường thấm đẫm mồ hôi, máu, thịt, xương và nước mắt của chúng tôi ngày xưa đấy.

Nhiều lúc tức mình vì có thương vong, chúng tôi rất bực cái - à, không - bực mình gọi những cái mô đó là "Mả Ông Hồ". Nền Văn Hoá Miền Nam, chẳng có một ai gọi Lãnh Tụ của Phe Đối Phương là THẰNG, và cũng chẳng gọi bằng BÁC. Mà là ÔNG, hay tôn kính hơn, là CỤ ! Thí dụ như tôi, Ông Hồ cùng thời với Ông Nội của tôi, Bố tôi gọi bằng Bác, nếu tôi gọi bằng Bác, các con cháu chắt của tôi cũng gọi bằng Bác, thì  Gia Đình của chúng tôi sẽ được phong tặng danh hiệu là "Cái Đồ Mất Dạy" ! (Các Bạn có biết phương ngữ Miền Bắc gọi "Cái Đồ" là cái gì không ?). Còn Nền Văn Hoá Miền Bắc (Ấy ! Tôi chả dám vơ đũa cả nắm đâu nhé, xin đừng có chạnh lòng.) gọi Nhị Vị Tổng Thống của Miền Nam bằng THẰNG !

XE TĂNG M 48.

Chúng tôi bảo vệ Vòng Ngoài của Căn Cứ Pháo Binh Mỹ Phước Tây. Vòng Trong thuộc Quyền Trách Nhiệm của Những Thiết Giáp M 113 và Xe Tăng M 48. Dọc theo con đường này - cắt ngang Quốc Lộ - thẳng sang bên kia cũng nằm trong Phạm Vi Mần Ăn của chúng tôi. Trên Bản Đồ Hành Quân, chỉ có 3 ô tới, 3 km, thì đụng con sông là Vùng Oanh Kích Tự Do, vì không thể kiểm soát được, với Địa Danh là Bà Bang. Miền Nam có đặc điểm là, Nàng ngồi trên ghe, Chàng đi bộ trên đường, 2 người vẫn có thể tỏ tình với nhau được. Bên cạnh đường, có một Trại Hòm, Nữ Chủ Nhân thường xoã tóc và chui tuốt vào trong ngủ ban đêm, sáng hôm sau bảo đảm, "buôn may bán đắt". Và thiệt sâu phía trong, toạ lạc Một Ngôi Chùa Hoang được trông coi bởi 2 con Kỳ Đà, nặng khoảng 20 kg mỗi con. Chung quanh 2 mắt là 2 vòng tròn màu đen - như đeo kính / kiếng - và dài theo sống lưng là 2 đường gân màu đỏ. Kỳ Đà rất dạn dĩ, ra xin cơm chúng tôi khi đóng quân nơi sân Chùa. Dân Địa Phương rất nể trọng và tôn xưng là "Cặp Ngựa Của Bà", nên Kỳ Đà sống dai vì chẳng có ai bắt mần thịt. Chúng tôi cũng "sò" luôn cho chắc ! Tương truyền, một quầng sáng bự bằng chiếc chiếu hiện ra, lơ lửng trong không gian, một tiếng huýt gió phát ra, tiếng vó, như tiếng vó ngựa phi nhanh từ trong Chùa ra, rồi tất cả đều biến mất. Khi nghe câu chuyện thần bí này, muốn phì cười, nhưng nghĩ đến những chuyện đã gặp phải, tôi liền nín khe. 

Có một lần, vì là Trung Đội Trực, nên chúng tôi đi phục kích đêm, 3 em Tiền Tiêu thụt lui rồi báo cho tôi là thấy 3 bóng người đi lom khom dài theo con rạch, tưởng ngon ăn, tôi định "xốp" luôn, nhưng còn may là phải hội ý trước với Tiểu Ban Tham Mưu. Họ khuyên:
- "Ông chờ chúc đi, cá nằm trong tay mình mà, bắc lúc nào mà hổng được". 
Khoảng 15 phút sau, lại thêm, 3 người nữa lom khom bước tới. Cả Trung Đội chúng tôi, nằm rạp xuống, tất cả mũi súng đều chĩa thẳng về hướng đó, chuẩn bị bắn. Vì bụng nằm áp xuống đất nên tôi cảm nhận được nhiều bước chân đang tiến dần đến, liền ra thủ hiệu "dừng". Một toán quân thật đông, cỡ một Tiểu Đoàn VC đang di hành, cách chúng tôi khoảng 300 m. "Hú vía !" Họ mà xốp lại thì Trung Đội của tôi tan tành thành cám ! Tôi liền thầm thì gọi về cho Đại Bàng để xin Gà Cồ gáy, rồi hạ lệnh bắn đuổi. Lúc rạng đông hôm sau, chỉ thấy máu thịt xương vương vãi, chứ không thấy xác ai cả.







THIẾT GIÁP M 113. 



02/11/2011.
THOMAS THANH NGUYENTU.





BÀI LIÊN QUAN. 

http://thomasthanhnguyentu.blogspot.com/2012/08/su-oan-7-bo-binh-mot-thoi-vang-bong_14.html 


                                                                                                         

                                                                                                                                                  

No comments:

Post a Comment