VIỆT NAM CỘNG HOÀ:
TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU.
Tiếng súng lắng dần, lắng dần rồi tắt hẳn. Trời bắt đầu sáng rõ.
- "Án binh. Chú ý hướng trước mặt. Số Nhà ... ... . Bạn đang dzô !".
Mệnh
lệnh của Đại Bàng là thế, không cần "dài giòng văn tự", ngắn gọn và đầy
đủ. Tôi cắt đặt chốt gác và sắp xếp chỗ bằng phẳng cho Thương Binh (từ
nhẹ đến nặng, chưa có ai "đi xa"). Lúc này, ai cũng đều thấm mệt - nếu
như "ở nhà" đã "nằm phè cánh nhạn và đánh một giấc cò bay thẳng cánh"
- tựa lưng vào bất cứ chỗ nào có thể tựa được như gốc cây hay ụ mối, và
trầm tư mặc tưởng, thả tâm hồn bay bổng lang thang, để thần kinh không
còn căng thẳng. Chẳng ai buồn nói với ai lời nào. Có tiếng bước chân xào
xạc, càng lúc càng gần, rồi tiếng người nói. Tôi nhỏm ngay dậy và nhìn
về Hướng 3 Giờ, 2 Đ.Đ Cứu Thương và Hậu Cần vào để "thu dọn Chiến
Trường". Tôi cắt Thuộc Cấp phụ đặt những Thương Binh của Tr.Đ mình lên
cáng. Những Thương Binh (cả Ta và Địch) và Tử Sĩ được cáng đi. Tôi dặn
dò Tr.Đ Phó và 2 Ti.Đ Trưởng rồi cùng Chú Cận Vệ lò mò bước theo, nhưng
chỉ dám đứng ở ngoài cổng Căn Cứ nhìn vào, vì e ngại bị Đại Bàng quở
"Nhà Binh hay Nhà Bếp ?" mỗi khi bất cứ ai - dù Quan hay Lính - làm điều
gì khiến Ông phật ý. Ông đang đứng với 2 Sĩ Quan Chỉ Huy của Đ.Đ khác,
chỉ trỏ. Cạnh đó là vài khẩu súng phun lửa và những chiếc cần xé to.
Chim Uyên 2 đang ngồi tựa lưng vào cột nhà ở một góc phía xa, dáng xuội
lơ, phờ phạc. 2 Tango và Tr.Đ 1 chắc đi chốt ở hướng khác. Khung
cảnh bày ra trước mắt tôi thật hãi hùng với máu, xương, thịt văng tung
toé; những xác người không nguyên vẹn la liệt khắp nơi, có cả xác con
nít. "Người chết hai lần, thịt xương nát tan ..." Ngay góc ở cách đó khá
xa, những chú lính đang phát quang một khoảng đất rộng, để chuẩn bị
"hoả táng".
Đưa mắt quan sát Căn Cứ và mặc dù khác Lý Tưởng và không cùng chung Chiến Tuyến, tôi thầm phục sức chịu đựng sự gian khổ một cách bền bỉ của Việt Cộng. Phía trên cao - cách mặt đất khoảng 3 m - là 1 tấm lưới, như loại dùng để lưới cá, có những lá dừa ken vào. Bây giờ đã rách toang vì đạn Pháo, vài chỗ còn lủng lẳng. Chẳng trách bao nhiêu Chiếc Thám Thính Cơ quần tới, quần lui mà chẳng phát hiện được "Nóc Nhà" của họ. Đây đó là những "bồn" chứa nước mưa hay nước lóng phèn, gọi là bồn cho sang, thật ra là những ô chữ nhật nhỏ, được dựng nửa chìm, nửa nổi, bên ngoài là khung tre, lá dừa trầm, bên trong là lớp vải nhựa màu đen. Và lợi dụng kênh, rạch thiên nhiên sẵn có, họ xẻ thêm những con lạch nhỏ.
Sau
này, tôi được biết Trận Đánh Mở Màn do Đ.Đ Biệt Động Quân thực hiện.
Những Chiến Binh của họ được huấn luyện đánh cận chiến trong đêm. "Những
Chiến Sĩ Thiếu Lâm Tự" vì đầu cạo trọc, mặc đồ nguỵ trang như 2 Tango
của tôi, lẻn vào trước, một tay chụp lên đầu của Đối Phương, nếu thấy có
tóc, tay kia thọc luôn lưỡi lê vào cổ họng. "Đánh nhanh, rút gọn" ra
ngoài, nằm chờ tới lượt. 5 Đ.Đ sử dụng "Chiến Thuật Xa Luân Chiến", thay
nhau tấn công từ nhiều hướng khác nhau, hầu gây hoang mang cho Đối
Phương. "Rung cây nhát khỉ". "Năm thằng đánh một - Không chột cũng què."
Việt Cộng cũng là Con Người, lúc bất ngờ, cũng phát hoảng. Ai có thể
cầm cự được thì ráng chạy ra phía ngoài, còn không thì nằm lại, cuối
cùng bị hứng pháo.
TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ.
Đây
không phải là lần đầu tiên, tôi thấy Việt Cộng mà là từ trước đó rồi,
ngay tại Sài Gòn vào năm 1972, lúc chưa Nhập Ngũ. Trên Đài Truyền Thanh,
cũng như Truyền Hình, vẫn thường phát đi Bản Tin như "Thọ, Thi, Trà,
Phát, Thị Bình - Năm Tên Việt Cộng, Ai Thời Chớ Quên ..." và "Thông Báo
cho Đồng Bào được biết: Được sự chấp thuận của Chính Phủ Việt Nam Cộng
Hoà (VNCH), một Phái Đoàn của Chính Phủ Lâm Thời (tức Mặt Trận Dân Tộc
Giải Phóng - MTDTGP) sẽ tham dự Cuộc Họp Ba Bên tại Trại David. Đồng Bào
không được ... ... ... ." Đại khái là "quậy" ! Chiếc GMC chở các anh về
Căn Cứ Long Bình Từ Phi Trường Tân Sơn Nhất, được dẫn đầu bời 1 chiếc
Jeep Quân Cảnh có còi hụ và hộ tống bằng 1 chiếc khác phía sau, thường
chạy qua Chợ Bà Chiểu vào lúc gần trưa. Trên 2 băng ghế sau của xe GMC
là những người lính trong Bộ Quân Phục Kaki xanh, đội mũ cối có bọc vải
nguỵ trang, phía trước là vòng tròn viền vàng, sơn xanh đỏ với ngôi sao
vàng. Các anh tò mò nhìn ngắm lung tung ở 2 bên đường.
Nếu
tôi nhớ không lầm thì từ trước khi Hiệp Định Paris được ký kết vào
27/01/1973, đã từng có nhiều Cuộc Họp được tổ chức tại Camp David, và
tại Paris, chỉ có sự tham dự của Ba Bên: VNCH, MTDTGPMN và Hoa Kỳ. Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCH) chưa ra mặt, vì họ không "thừa nhận sự hiện
diện tại Miền Nam Việt Nam và đưa quân vào tham chiến ở MNVN". Trong
khi tại Đường 9 Nam Lào thì ... ... ... . Những Cuộc Họp cứ kéo dài,
giằng dai mãi, cuối cùng "ông ta" mới chịu "xức hiện" tại
Pháp.
Sớm hơn hay cùng năm 1972
đó, đã xảy ra Nạn Lụt Lớn, đến nỗi vỡ đê Sông Hồng. Trong Hàng Ngũ Tướng
Lãnh VNCH chia làm 2 Phe, Phe Diều Hâu Chủ Chiến "tiêng bố":
- "Nhân cơ hội này, mang phi cơ ra Bắc dội bom dứt điểm !"
Còn Phe kia:
-
"Không được ! Đang lúc "người ta" ít phòng bị, vì mải lo cho Đồng Bào
trong Cơn Thiên Tai, mà oanh kích thì là ... Đồ Tiểu Nhân !"
Thử
xét xem "Bậc Quân Tử" "chơi" như thế nào nhé ! Thừa lúc "người ta" đang
cung thỉnh Ông Bà Gia Tiên, đốt pháo đì đùng để đón mừng Năm Mới. Phe
lờ Lệnh Ngừng Bắn mà chính mình cũng thoả hiệp, "các ông" lén lút "sờ
gáy người ta". Lợi dụng thời cơ "Theo gió - bẻ măng" ! Nếu không phải
như vậy thì "các ông" xả lệnh đốt pháo vào những Dịp Tết Nguyên Đán đi
thì tui mới tin !
MTDTGPMN - với bản chất của
Dân Miền Nam, vốn xuề xoà, cả tin - bị "trúng thuốc" ! Lúc còn Nửa
Nước, 5 Sếp Lớn nắm Binh Quyền trong tay oai vệ là thế. Nhưng đến khi Cả
Nước, họ được ngồi tuốt ở trên cao, nhưng ở vị trí "ngồi chơi - xơi
nước" ! Và Lá Cờ Xanh Đỏ mỗi khi xuất hiện ở đâu - khiến nhiều người
khiếp vía, trong đó ... có tui - biến mất khỏi Rừng Cờ của Thế Giới !
Đành
rằng trên Cương Vị Lãnh Đạo Chỉ Huy thì phải biết vận dụng Binh Pháp
một cách nhuần nhuyễn. Này nhé: Binh Pháp Tôn Vũ
Tử
- Điều 7: Sấn Hoả Đả Kiếp (Theo Lửa Mà Hành Động)
- Điều 8: Vô Trung Sinh Hữu (Không Có Biến Cho Có)
- Điều 9: Tiên Phát Chế Nhân (Ra Tay Trước Để Sờ Gáy Đối Phương)
- Điều 15: Ám Độ Trầm Sương (Lén Đi Con Đường Mà Đối Phương Ngu Ngơ Chẳng Biết)
- Điều 31: Thuận Thủ Khiên Dương (Tiện Tay Dẫn Con Dê Của Đối Phương Đi Mất)
Thấy
chưa, chỉ là một Sĩ Quan cắc ké mà tui còn biết, thì nói chi đến Các
Tướng Lãnh Chóp Bu của Quân Lực VNCH ? Mần gì thì mần, cũng phải
phân định rạch ròi Kẻ Tiểu Nhân với Bậc Chánh Nhân Quân Tử chớ bộ. Hay
là các ông là Bậc Chánh Nhân Quân Tử kiểu Nhạc Hổng Quần ? Dzậy thì tui
là Kẻ Lãng Tử Lệnh Hồ Xung dzậy. Tuy chỉ là Omega thôi, tui cũng có tham
vọng làm Tướng chớ bộ ! Thì Tướng Quân Dư Quốc Đống của tui đã dạy
trong Buổi Lễ Mãn Khoá:
- "Hỡi Các Tân Chuẩn Uý !
Tự Thắng Để Chỉ Huy ! Một ngày nào đó ..." Đưa bàn tay phải lên nâng
bâu cổ áo trái, Tướng Quân nói tiếp "... trên cổ áo của Các Chuẩn Uý, sẽ
có Những Ngôi Sao lấp lánh như thế này !!!"
MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM:
TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ.
Tôi đang đứng chắp tay sau mông, vẩn vơ tơ-lơ-mơ, thì bỗng Chú Truyền Tin kêu lên:
- "Ổng kiêu Ông dzô cà !"
Tôi
liền cùng Chú Cận Vệ bước hẳn vào bên trong. Đại Bàng đang ngồi cùng
1 Đại Bàng Đ.Đ Bạn và 1 Tango Uni (Trung Uý) Đ.Đ Hậu Cần. Thấy Thượng
Cấp - theo quán tính tự nhiên, tôi định chào theo đúng Quân Phong Quân
Kỷ, nhưng trước hết, phải chỉnh trang lại Quân Phục - tôi nhìn xuống,
thì hỡi ôi ! "Te tua, tơi tả, tệ thiệt ta - Toang toác, tang thương, thấy thảm sầu !"
Bộ Đồ
Ăn Nói, mới sáng hôm qua, coi bảnh bao, ngon lành là thế nhưng bây giờ
thì y chang "Áo Dzũ Cơ Hàn". 2 ống quần đã rách tươm và được tôi lấy mũi
lưỡi lê dùi lỗ, rồi xỏ cọng dây rừng vào "may lại", đã thế lại còn ngả
sang màu vàng vì nhiễm phèn. Áo cũng tả tơi không kém. Vì vải dùng để
may Bộ Quân Phục này là loại vải không được dầy, Kaki pha Nylon của Mỹ,
chỉ thích hợp cho Lính Văn Phòng, chứ không phải Lính Lội. Đôi Giầy
Kiểng phồng dộp vì bị ngâm lâu trong lớp sình. Còn đôi vớ thì đang lan
toả một mùi thơm rất ư là đặc trưng, khiến Tôtô Kiki còn phải "oải
chè đậu".
Nếu thực sự là Lính Lội - cho dù là
bất cứ Sắc Lính nào - cũng đều "tiết kiệm" nước và xà bông tắm. Do đó,
chúng tôi - người nào cũng như người nấy - đều "khoái" "con cá trước khi
chết còn mắc bệnh" (Cá Thác Lác). Cặp mông được trang trí 2 giề cơm
cháy thiệt lớn. Còn 2 mắt cá chân cũng thế, cũng được 2 nửa trái cau
khô úp lên. Còn ngón đàn Guitar khỏi cần phải học nhiều, cũng biết móc
Classique rất chi là điệu nghệ !
Tôi đành chào cho phải phép. Nhìn bộ dạng thiểu não của tôi, Đại Bàng vừa mỉm cười vừa hỏi:
-
"Có mệt không, Cưng ?" (cho tui uống nước đường) "Biểu thằng em đem cơm
cho tụi nhỏ ngoài kia. Rồi em ngồi đây dzới tụi anh. Lát nữa, tụi nó
mới dzề tới".
Tôi quay ra sắp xếp để Chú Cận Vệ
mang cơm ra ngoài. 20 bọc, nhưng nhìn vào bên trong cần xé, có vẻ dư
nhiều, nên bốc đại thêm vài bọc nữa. Cơm, thịt kho trứng, vài lát dưa
leo đựng trong bao Nylon - được chuẩn bị sẵn từ lúc nào - nên đã bốc mùi
chua. Nhưng không sao, bao tử của Con Nhà Lính chúng tôi rất tốt. Lính
Hậu Cần còn sẻ thêm cho chút rượu Đế. Còn nước uống thì khỏi phải nói,
rất sẵn ! Cứ lấy đầy một bi đông nước sông hay nước trâu đằm, cho vào
vài giọt Alcol De Menthe (Cồn Bạc Hà vừa diệt trùng vừa khử mùi), vặn
nắp lại, rồi lắc đều bi đông chút xíu, thì uống được ngay. Với lại mỗi
tuần, chúng tôi đều uống mỗi người một viên Chloroquine ngừa Bệnh Sốt
Rét.
Hai Tango về đến nơi, Các Sĩ Quan ngồi vào
bàn. Cơm có sẵn trong bọc, muỗng Inox Nhà Binh có sẵn trong túi quần -
khỏi cần rửa, cứ thế quay mòng mòng cho vi trùng chóng mặt, buông tay
rơi xuống hết. Cũng chẳng cần chén dĩa, thịt heo quay bỏ đại lên tàu lá
chuối. Rượu được san từ can sang bi đông, ai uống được bao nhiêu thì cứ
tự nhiên hớp. Nhưng chẳng ai uống được nhiều vì thấm mệt và đói.
Tôi đang nhai miếng thịt heo quay, làn gió từ phía xa lùa lại, mùi thịt
người cháy khét đến lợm giọng ! Chiêu một ngụm rượu Đế - trị bách bệnh -
thì tạm quên đi cảm giác.
Sau khi dùng bữa
xong, tôi trở về vị trí cũ. Hơn 2 tiếng sau, Đại Bàng cùng 2 Tr.Đ 2 và 4
trở về Địa Chỉ cũ. Thượng Sỹ Thường Vụ Đại Đội thường ở lại giữ Đồn
cùng với một toán quân nhỏ, mỗi khi Đại Đội đi hành quân xa và chính
anh, cũng là người tạm quyền khi Các Trung Đội Trưởng đi phép. Cả
"những vị khách mời" cũng rút đi hết.
NỮ TƯỚNG NGUYỄN THỊ BÌNH.
Tôi nghĩ thầm: "Quái lạ ! Ổng chẳng thèm lệnh gì cho mình hết !" Thì có ngay đây:
- "Chim Uyên, Đại Bàng Phó kiêu."
Đã
có lệnh rồi đây, Sếp Phó cùng Tango 1 và tôi được giao lệnh trấn thủ
tại đây. Căn Cứ đã được sửa sang lại chút ít, những lỗ thủng và những
chỗ sập đã được đắp vá hay chống lại bằng những khúc cây to. Những mái
lá cũng đã được đắp lại bằng những tàu dừa, buộc lạt (Kiểu Dã Chiến).
Sếp Phó xí Căn Hầm trung tâm - trước kia, chắc là Phòng Họp - làm nơi ở
và nơi làm việc, 1 khẩu Cối 60 được đặt trước cửa. Cách vài bước chân là
cái ao rộng, có lẽ trước kia, đất nơi đây được lấy để đắp lên những
gian hầm. Một Gian Thuỷ Tạ đã được dựng cạnh bờ ao từ trước. "Mấy Cha
Nội Việt Cộng cũng có tâm hồn Nghệ Sĩ đó chứ." Còn Tango 1 và tôi được
chỉ định "ngơi" trong một Căn Hầm rộng ngay bìa, gần cổng Căn Cứ. Sau
khi cắt đặt 4 chốt gác xong, chúng tôi thay phiên nhau ra ao tắm.
Rồi
cũng đến giờ cơm chiều. Đặc biệt, có Món Cầy Tơ - thui rơm và mổ sẵn,
do Đ.Đ Hậu Cần mang vào để khao quân - đã được 2 Đầu Bếp chế biến theo
kiểu Con Nhà Lính, dọn lên bàn - được làm bằng tre - bên trong Nhà Thuỷ
Tạ. "Một mâm cơm" - vì đặt trên tàu lá chuối - cũng được bày lên Bàn
Hương Án, chúng tôi rất tin vào Thế Giới Bên Kia, Ti.Đ Trưởng Ti.Đ 2 của
tôi đốt nến, thắp nhang lầm thầm khấn vái. Sếp Phó - Tango họ Vũ, cũng
là Người Bắc 9 Nút như tôi, nhưng Đạo Công Giáo - quay về hướng Bàn
Thờ, nói lớn:
- "Khi còn sống thì các anh, chị,
em là kẻ thù của chúng tôi. Nhưng bây giờ, Quý Vị đã chết rồi, là anh
chị em của chúng tôi. Ai lớn tuổi hơn tôi thì làm anh, chị của tôi, còn
nhỏ tuổi hơn thì làm em tôi. Ai biết nhậu thịt chó thì xin mời ngồi đây
cùng nhậu với chúng tôi. Còn không biết thì ra đằng sau Bàn Thờ mà
ngồi."
Căn Hầm của Ông lại ở đằng sau Bàn Thờ !
Chúng tôi chỉ nhậu sương sương, lúc này "cháp" mới thấy đã ! Rồi "giải
tán" ! Luôn luôn trong tư thế trực chiến, chúng tôi vẫn mặc quần áo,
súng Colt gối đầu - chỉ tháo giầy - cùng nằm chung trên 1 tấm sạp rộng
bằng tre, Tango 1 dành nằm phía ngoài gần cửa, tôi
nằm phía trong, sát vách.
Cùng
nghe qua Chiếc Radio, chạy pin (Chúng tôi đều sắm mỗi người một chiếc
National, cỡ bằng lòng bàn tay, nhưng dài hơn một tí) :
-
"Bây giờ là Chương Trình của Đài Phát Thanh Quân Đội VNCH, phát thanh
từ 7 giờ đến 9 giờ mỗi tối. Đây là Chương Trình Dạ Lan, tiếng nói của
Những Em Gái Hậu Phương kính gởi đến Các Anh Nơi Tiền Tuyến ..."
Sau Bản Tin Tình Hình Chiến Sự Trên Khắp Bốn Vùng Chiến Thuật, là Chương Trình Văn ... Gừng.
-
"Sau đây là Nhạc Phẩm TRẢ LẠI EM YÊU, một sáng tác của Nhạc Sỹ Phạm
Duy, được trình bày qua tiếng hát của 2 Ca Sỹ Thanh Lan và Nhật Trường:
Trả lại em yêu khung trời Đại Học
Con đường Duy Tân, cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên, mây Trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhoà.
Trả lại em yêu khung Trời Mùa Hạ
Ngọn đèn hiu hiu, nỗi lòng Cư Xá ..."
Bỗng
"Bụp !" Đang nằm ngửa, đầu gối lên hai cánh tay khoanh lại, thả hồn
theo Bài Hát Kỷ Niệm Thời Còn Đi Học, một phát cùi chỏ sang ngang của
Tango ngay ngực, khiến tôi giật nẩy mình. Ông lồm cồm ngồi lên, nét mặt
thật ngầu:
- "ĐM mày nghe Thành ! Mày chơi tao hả ?"
- "Em chơi gì đâu ! Em đang nghe nhạc mà."
- "ĐM ! Lúc nãy có con mụ già, ngồi đè lên ngực tao, đè cứng 2 tay của tao, cúi xuống hôn tao. Sao mày không kéo nó ra ?"
- "Em có thấy ai nữa đâu. Chỉ có 2 anh em mình trong này mà."
Lúc
này, Ông mới hoàn hồn. Rồi 2 anh em ngồi run, rít lấy rít để từng hơi
thuốc lá Ruby Quân Tiếp Vụ. ĐKTGTN thứ 7. Trời chưa sáng, nhưng không ai
có thể ngủ tiếp được, đành ngồi nhâm nhi chút rượu Đế và lắng nghe Dàn
Nhạc Giao Hưởng Cóc - Ếch - Nhái. Ngọn đèn câu từ những tép pin PRC 25
không đủ thắp sáng Gian Hầm.
HOA KỲ:
TƯỚNG WESTMORELAND.
Thời gian cứ thế nặng nề trôi đi trong buồn tẻ. Thì bỗng, từ ngoài cổng vọng vào:
- "ĐM mấy đứa nhỏ ! Tao đéo giỡn nghe ! Để tao ngủ, bữa nay mệt chết coong đ. mẹ !"
Chúng
tôi vội xách súng chạy ngay ra. Anh lính, vì chưa đến giờ gác, nên
giăng võng toòng teng ngay cổng nằm ngủ. Mấy đứa nhỏ từ đâu chạy
lại, đứa thì cù léc, đứa thì lắc dây võng nhất định không cho anh ta nằm
ngủ. Mà thật ra làm gì có đứa bé trong đây, nhất là vào ban đêm khuya
khoắt thế này ? ĐKTGTN thứ 8. Chúng tôi đành đi loanh quanh trong Căn Cứ
chờ trời sáng.
"Ò ó o o !" Gà rừng eo óc gáy. Sếp Phó phờ phạc bước ra khỏi Gian Hầm. Tango 1 hỏi:
- "Sao dzậy Sếp ? Ông bị trúng gió hả ?"
-
"ĐM ! Trúng đâu mà trúng ! Có ma bên trong đó tụi bay ơi. Tao đang nằm
ngủ thì giật mình thức giấc. Hé mắt nhìn thì thấy 2 bóng trắng đang ngồi
ngay bàn, gần đầu giường. Hai luồng lạnh chạy từ gáy xuống lưng, đưa
tay lấy súng thì đéo được ! Giở tay không lên ! Há miệng kêu tụi bay thì
quai hàm đóng cứng ngắc ! Đành nằm im chịu trận, chờ sáng ! Tụi nó biến
đi rồi, tao mới ra được !"
ĐKTGTN thứ 9.Tôi nghĩ thầm "Ông cũng bị giống tôi rồi."
CAMP DAVID.
Đến
gần trưa, Đại Bàng dẫn quân vô để tiếp tế lương thực cho chúng tôi.
Đèn, nhang, giấy tiền, quần áo giấy cũng được mang vào. Ngồi nghe chúng
tôi tường trình sự việc đã xảy ra trong đêm. Trầm ngâm một lúc, Ông nói:
- "Phải rước Thầy Chùa dzô cúng Cầu Siêu
mới được ! Ma phá kiểu này thì làm sao chịu nổi ? Người sống thì bắn cái
đùng là xong ! Ma thì làm sao mà bắn !"
- "ĐM !
Ông xin rút tụi tôi về đi, Ông ơi." Sếp Phó nói "Ở trong cái nhà mồ này
lạnh cẳng bỏ mẹ !"
Ngồi một lúc, Đại Bàng kéo quân về. Đến
chiều, Ông gọi điện vào:
- "ĐM ! Đéo có thằng thầy chùa nào dám dzô trỏng hết, sợ bị Dziệc Cộng trả thù ! Tụi bay cứ ở trỏng, tao sẽ xin lệnh Cấp Trên."
Thế
là, chúng tôi tự làm Lễ Cầu Siêu lấy. Nhưng chẳng có người nào rành
cách làm lễ bên Phật Giáo, cứ thắp nhang và khấn Nam Mô. Riêng Ông Sếp
Phó đọc Kinh Cầu bên Công Giáo. Hằng tối, lúc buổi chiều tà. Mỗi chốt
gác đều có 3 người, 1 người gác còn 2 người nằm ngủ cạnh đấy.
Chúng
tôi phải chịu trận cả 2 tuần lễ ở "cái nhà mồ". Những cục đất được ném
rào rào trong đêm. Cuối cùng, chúng tôi mới bàn giao lại được cho Đ.Đ
khác. Chúng tôi - Quan thì nhận Huy Chương, Lính được Giấy Khen - được
luân phiên nghỉ phép. Đại Tá ký Giấy Phép xuất Tỉnh.
TỔNG THỐNG THIỆU NÓI 1 TRIỆU CÂU, NHƯNG CÓ 1 CÂU LÀ ĐÚNG HƠN HẾT !
(ẢNH NGUỒN: GÚ GỒ. CÒM).
20/10/2011.
THOMAS THANH NGUYENTU.
BÀI LIÊN QUAN:
No comments:
Post a Comment