Sunday, August 26, 2012

THƠ 163: YÊU ĐỜI, YÊU NGƯỜI.



Ta yêu từng chiếc lá con
Yêu hoa, yêu bướm, nước non chung tình ...
Ngồi nghe khúc nhạc Huyền Linh (*)
Ta yêu thế giới tâm tình đa mang
Trong ta nghìn cánh sao vàng
Điểm tô muôn loại thành trang sử tình.
Ta yêu vạn vật sinh linh
Cỏ, cây, đất, đá, ... chân tình ta yêu ...
Lời thơ nốt nhạc mỹ miều
Xin dâng hiến trọn tình yêu muôn loài ...

(*) Thiền Quán Âm.

        THƯƠNG YÊU. - 10/08/2012.
            HOA MAI. 



Dù cho Đời lắm bẽ bàng
Trăm cay nghìn đắng, chẳng màng vẫn yêu
Càng thử thách, vững hơn nhiều
Như thuyền trên sóng, phiêu diêu bão bùng.

Đôi khi gặp cảnh lùng bùng
Vô Minh vây phủ, nổi khùng lên ngay
Lẽ Vô Thường sao quắt quay
Từ Duyên khởi Nghiệp, trả vay khôn lường.

Tứ Diệu Đế, tựa rồi nương
Anh đây còn vẫn người thường, thôi em
Thất Tình Lục Dục chẳng khem (kiêng khem)
Vắng em thấy nhớ, vẫn thèm bên em.

Anh yêu Đời, yêu cả em
Để cho mạch sống xoay vần trong anh
Ngắm em đôi mắt long lanh
Không cần đắc Đạo, anh dzui lắm rồi.


A) Tứ Diệu Đế, cũng gọi là Tứ Thánh Đế, là bốn chân lý cao cả, là gốc căn bản của Phật Giáo. Tứ Diệu Đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Đức Thích Ca Mâu Ni, và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân.  
1/ Khổ đế:  chân lý về sự Khổ: Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, Lão, Bệnh, Tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ Uẩn,  là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ. Xem tiếp "Bát khổ".
2/ Tập đế:  chân lý về sự phát sinh của Khổ. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn và ghét bỏ, Ái  , tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi . Xem tiếp "Dục lạc".
3/ Diệt đế:  chân lý về cách diệt Khổ. Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.
4/ Đạo đế: chân lý về con đường dẫn đến diệt Khổ. Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát Chính Đạo. Không thấu hiểu Tứ Diệu Đế được gọi là Vô Minh.
(Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia).

B) THẤT TÌNH LỤC DỤC LÀ GÌ ? 
Bảy thứ tình cảm biểu lộ ra bên ngoài và sáu việc ham muốn của Con Người gồm chung trong câu nói ngắn gọn là "thất tình lục dục". Bảy thứ tình cảm mà mỗi chúng ta đều có như : Vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét và ham muốn hay nói cách khác là hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố và dục vậy. 
Bảy trạng thái tâm lý này luôn luôn tiềm ẩn ở nơi tâm thức chúng ta, hễ khi nào gặp một cơ hội thuận tiện, tự nhiên cái tình cảm ấy sẽ hiện nguyên ra bên ngoài như bộc lộ ra nơi nét mặt hay nơi cử chỉ, trong lời nói v.v... Như khi vui, người ta có bộ mặt tươi tắn, lúc buồn mặt ủ dột, lạnh nhạt. Còn giận thì mặt tái mét, xanh xao ; yêu thương mặt đỏ, nóng bừng v.v... Một trong 7 thứ tình cảm trên thái quá cũng khiến cho tâm sinh lý con người xáo trộn mất quân bình và gây ra những hành động thiếu ý thức và tai hại. Để đối trị lại với thất tình, Phật giáo đưa ra Thất-giác-chi tức là 7 điều hiểu biết đúng đắn là: Chọn lựa phương pháp, chuyên cần, mừng vui, nhẹ nhàng, suy nghĩ, định tĩnh tâm thức và xả bỏ những ý tưởng thấp hèn. 
Còn lục dục là gì ? Lục dục là 6 điều ham muốn đã trở thành thói quen khó sửa đổi : 
- Sắc dục: Ham muốn sắc đẹp. 
- Dung mạo dục: Ưa thích diện mạo đẹp đẽ. 
- Tư thái dục: Mong có dáng chững chạc, dịu dàng. 
- Nhục dục: Muốn đụng chạm vào thân xác giữa nam nữ. Say đắm lời ngọt ngào êm dịu. Thích người cao lớn đẫy đà, phương phi, gọn gàng. 
Ngoài ra, còn một định nghĩa khác là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến cũng nằm trong khía cạnh xấu của lục dục. Đối với người tu, không phải dứt 7 thứ tình cảm, lìa 6 dục mà đạt được đạo, nhưng nương vào đó mà chuyển hướng tình cảm, ý muốn bất chánh trở lại với con đường thiện, tức là tự làm một cuộc sửa đổi ngay chính bản thân. 
Cá nhân tốt, xã hội sẽ được cải thiện mà Phật Giáo chủ trương phải hướng thiện ngay nơi mỗi ý nghĩ, lời nói.
(Theo Tư Tưởng Phật Giáo).

 
                                                             
NHỮNG LỜI THUYẾT GIẢNG CỦA BỔN SƯ HOÀ THƯỢNG TRỤ TRÌ  PHÁP HOA TỰ
CÒN SÓT LẠI TRONG KÝ ỨC MÔNG MUỘI.
                                                                            
11/08/2012.
THOMAS THANH NGUYENTU.

No comments:

Post a Comment