Ai xui chi trong buổi dạo đàn
Cho Tư Mã gặp nàng Trác Văn
Duyên sơ ngộ như nước bèo đôi ngã
Chuyện Trăm Năm chưa hiệp đã vội tan.
Duyên Lứa Đôi dường như ở ý Trời
Khiến dây tơ nửa chừng, đành đứt đoạn
Mới tao phùng đã sớm vội lìa đôi
Rượu đã cạn nhưng nỗi buồn không cạn.
Kiếp đơn côi muôn đời vẫn đơn côi
Gió cuốn mây trôi từng chiếc lá
Vàng rơi vàng rơi về cuối Trời
Sương khói chơi vơi rừng hiu hắt.
Tơ trùng đàn ai buông thiết tha
Giai điệu lạc trong chiều nhạt nắng
Sầu vương ý nhạc trong đêm vắng
Nức nở hồn ai kiếp quạnh hiu.
SẦU VƯƠNG Ý NHẠC. - 25/07/2012.
NGOCLAN HUYNH.
Ta đơn côi vì thích ... cô đơn
Mật ngọt không nhớ, chỉ mật đắng
Buồn vui một mình trong đêm vắng
Không có ai nên chẳng dỗi hờn.
Men Tình ơi, sao lại chát đắng
Cạn một chung, không muốn mềm môi
Khổ một lần đã đủ rồi, thôi !
Gánh ưu tư trong lòng trĩu nặng.
Sầu vấn vương, lời thơ ý nhạc
Mối sầu riêng sao cứ mặn môi
Nỗi ước mong tròn Mộng Lứa Đôi
Sao mãi hoài ngẩn ngơ đi lạc ?
25/07/2012.
THOMAS THANH NGUYENTU.
Thời ấy, Trác Văn Quân
được xếp vào hạng quốc sắc thiên hương, con của Tri Huyện tỉnh
Thiểm Tây. Nàng được gả cho Thư Sinh Vương Hàm Tân, người tuy đã
đỗ Tú tài nhưng vẫn tiếp tục việc bút nghiên. Sau nửa năm
sống cùng nhau, Hàm Tân bỗng lâm bệnh rồi từ trần. Nửa đời
hồng nhan dang dở, trong suốt thời gian làm tuần, Trác Văn Quân
ngồi rũ rượi bên bàn thờ chồng.
Tương Như, tự là Tràng Khanh – Thuở nhỏ nhà nghèo
nhưng tư chất thông minh, giỏi thi phú, có ngón đàn tuyệt diệu. Khi dấn
thân và quan trường, Tương Như chỉ giữ chức quan nhỏ nên chán nản, bỏ
chức, ngao du sang nước Lương giao tiếp với nhiều văn nhân nổi tiếng một
thời gian rồi trở lại Đất Thục.Nhờ giỏi thi phú và có ngón đàn tuyệt diệu nên Tương Như được giới quan lại, quý tộc đón tiếp. Trong đó, có quan huyện Lâm Cùng là Vương Cát, cũng là ân nhân của Tương Như lúc khốn cùng. Vương Cát để Tương Như ở Đô Đình, chiêu đãi Tương Như như vị khách quý nên bóng dáng chàng lọt vào mắt nhà đại quý tộc Trác Vương Tôn. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên Quan Huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài.
Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc “Phượng cầu hoàng” (Chim phượng trống tìm chim phượng mái). Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, tiếng đàn vang lên réo rắt dìu dặt, du dương, trầm bổng, chạm đến mọi cung bậc xúc cảm ai oán của con người.
- Chim phượng, chim phượng về cố hương,
- Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
- Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
- Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
- Có cô gái đẹp ở đài trang,
- Nhà gần người xa não tâm tràng.
- Ước gì giao kết đôi uyên ương,
- Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.
- Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
- Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
- Thời vị ngộ hề vô sở tương,
- Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
- Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
- Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
- Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
- Tương hiệt cương hề cộng cao tường.
- Trác Văn Quân núp sau tấm rèm, tâm hồn ngây ngất theo khúc nhạc du dương. Hình ảnh của Tương Như đã ngự trị trong trái tim nàng. Dư âm tiếng đàn réo gọi theo bao tình cảm nồng nàn, trái tim thôi thúc nên ngay trong đêm đó, nàng đã bỏ nhà, lản sang Đô Đình để đi theo Tương Như.
- Trác Vương Tôn thấy con gái bỏ nhà đi thì vô cùng tức giận, nên quyết định từ con. Như vậy, chữ “loan” theo tiếng gọi tình yêu của “phượng” cùng nhau chung sống.
Sau Hán Vũ Đế đọc bài Tử hư phú của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức tước. Lại sai chàng cầm cờ tiết, thay nhà vua về Ba Thục chiêu an bọn phụ lão tùng phục nhà Hán. Lần này thỏa chí bình sinh, Tương Như áo gấm vinh quy được người đón rước long trọng. Nhưng làm quan ít lâu, lại chán, cáo bịnh lui về quê.
Lần thứ hai Tư Mã Tương Như đến Trường An, không lâu sau thì quan vận hanh thông, được làm quan cao, được cưỡi tuấn mã. Con người có thể thay đổi hoàn cảnh thì hoàn cảnh cũng có thể thay đổi con người. Tương truyền Tư Mã Tương Như sau khi làm bài Trường Môn phú nói lên nỗi lòng A Kiều, giúp nàng lấy lại được sủng ái của quân vương thì chàng cũng trở thành người trong mộng của bao nhiêu tiểu thư mệnh phụ chốn kinh thành, chàng quên mất Trác Văn Quân tài hoa đa tình đang mỏi mắt chờ chàng ở chốn Thành Đô. Tư Mã Tương Như nhất đăng long môn, thân giá tăng cao gấp trăm lần, từ đấy liền trầm mê thanh sắc, đăng hồng tửu lục. Tương Như chợt cảm thấy Văn Quân không còn xứng đáng với mình khiến hắn nảy sinh ý muốn bỏ vợ, quang cảnh năm năm trời vụt qua trong thoáng chốc.
Vào một ngày, Trác Văn Quân đang ngồi sầu lệ bên cửa sổ, bỗng có một vị quan sai từ kinh thành đến, giao cho nàng một phong thư và nói với nàng rằng đại nhân muốn nhận thư đáp ngay lập tức. Trác Văn Quân vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, mở thư ra vừa xem thấy một trang giấy trắng cùng với mấy chữ số : “Nhất nhị tam tứ ngũ lục thất bát cửu thập bách thiên vạn”. Trác Văn Quân vừa xem thì hiểu ngay, đấng trượng phu làm quan cao đã có ý hiềm khí, đây ắt là dùng cách trêu đùa để làm khó mình. Nàng nhất thời bi phẫn vạn phần, viết luôn một phong thư giao cho quan sai.
“Nhất biệt chi hậu, nhị địa tương huyền, chỉ thuyết thị tam tứ nguyệt, hựu thùy tri ngũ lục niên. Thất huyền cầm vô tâm đàn, bát hành thư vô khả truyền, cửu liên hoàn tòng trung đoạn, thập lí trường đình vọng nhãn dục xuyên. Bách tư tưởng, thiên quải niệm, vạn ban vô nại bả lang oán. Vạn ngữ thiên ngôn thuyết bất hoàn, bách ngã liêu nại thập y lan, trùng cửu đang cao khán cô nhạn, bát nguyệt trung thu nguyệt viên nhân bất viên, thất nguyệt bán thiêu khán bỉnh chúc vấn thương thiên, lục nguyệt thiên biệt nhân dao phiến ngã độc tâm hàn, ngũ nguyệt thạch lựu như hỏa thiên ngộ trận trận lãnh vũ kiêu hoa đoan, tứ nguyệt tì bà vị hoàng ngã dục đối kính tâm ý loạn, hốt thông thông, tam nguyệt đào hoa tùy thủy chuyển, phiêu Y ! Lang a lang, ba bất đắc hạ nhất dã nhĩ vi nữ lai ngã vi lang !”
Dịch rằng :
“Sau lần từ biệt, hai bến tương tư, nói rằng ba bốn tháng, ai ngờ là năm sáu năm, thất huyền cầm không lòng dạ nào đàn, bát hành thư ngâm mãi không thể thông, cửu liên hoàn gãy đứt từ bên trong, ánh mắt chờ mong dường xuyên cả thập lí trường đình, trăm lần tưởng, ngàn lần nhớ, vạn lần không ngăn được oán hờn chàng. Vạn ngữ thiên ngôn nói không hết, trăm lần sầu muộn tựa mười gốc bằng lan, ngày trùng cửu lên cao ngắm chim nhạn, tiết trung thu tháng tám trăng tròn người không được đoàn viên, rằm tháng bảy thắp nén hương ngọn nến hỏi trời xanh, ngày hè tháng sáu người người vẫy quạt riêng lòng thiếp lạnh lẽo, hoa lựu tháng năm đỏ như đốm lửa gặp mưa lạnh tưới tắm, tháng tư tì bà vàng, thiếp soi gương càng thấy tâm loạn, hoa đào tháng ba trôi theo nước, con diều tháng hai đứt mất dây. Y ! Chàng ơi chàng, hay là kiếp sau chàng đổi làm nữ, thiếp làm nam !”
Tư Mã Tương Như cho rằng lần này nhất định có thể làm khó Trác Văn Quân, không ngờ là thư đáp lại đến một cách thần tốc như vậy, vội vã mở ra xem, hoa cả mắt. Thì ra Trác Văn Quân đã khéo léo án theo thứ tự các chữ số trong thư viết thành một bài thơ đầy huyết lệ với tình ý triền miên lại mang một nét chính khí hùng hồn:Trong Bích Câu Kỳ Ngộ có câu:
Sau khi đọc xong, Tư Mã Tương Như vô cùng xấu hỗ, cảm thấy mình thật có lỗi với vị phu nhân tài hoa hoành dật, đa tình đa nghĩa. Sau cùng, Tương Như dùng cao xa tứ mã, đích thân quay về hướng Thành Đô nghênh đón Trác Văn Quân nhập kinh.
- Cầu hoàng tay lựa nên vần,
- Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào.
- Khúc đâu Tư Mã phượng cầu,
- Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!
- Như truyện Tương Như và Trác Thị
- Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
- Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng
- Tôi với em Nhi kết vợ chồng!
- THEO: WIKI.
No comments:
Post a Comment