Saturday, August 25, 2012

TẢN VĂN : CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM VỀ KÝ ỨC (PHẦN XII).


CHỢ BẾN THÀNH.
  
Sau đó, tôi đưa John vào Chợ Lớn theo Đường Trần Hưng Đạo. Đi ngang Chợ Kim Biên, tôi lại "phịa" tiếp:
- "Ngày xưa, người ta buôn vàng (Kim = Gold) ở chợ này, và ở đây cũng là biên giới (Biên = Frontier) giữa thương nhân buôn vàng với người buôn đồ bạc (silver). Dân của tôi thích giàu sang nên giữ lại Chợ Kim Biên."
John biết tôi tán dóc nên cứ thế cười ha hả ... kiểu Mỹ.
Anh ta đề nghị tôi vào Chợ rồi lại chụp ảnh và ghi chép đủ thứ. Đến lúc đã đi vòng hết Chợ thì đến trưa. John nói với tôi:
- "No beef, no pork, no chicken for lunch."
Tôi liên tưởng đến Truyện Trạng Quỳnh:

"Vào Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh, Miền Bắc được đặt dưới quyền cai trị của Vua Lê và Chúa Trịnh. Trạng Quỳnh làm tôi Nhà Chúa. Một ngày nọ, Trạng vào chầu nghe Chúa Trịnh than thở. Chúa Trịnh bỗng mắc phải một căn bệnh không thể chữa khỏi, đó là căn bệnh ăn không ngon. Tất nhiên Nhà Chúa quanh năm xơi sơn hào hải vị, món ngon vật lạ trong Thiên Hạ đều ê hề thứa mứa. Vậy mà Nhà Chúa vẫn không cảm thấy ngon miệng được.
- Độ rày miệng Ta đắng lạ. Dù là của ngon vật lạ cũng thấy dửng dưng. Trạng có biết món nào ngon không thì nói cho Ta hay?
Trạng nghe nói liền cười mỉm mà tâu ngay:
- Tâu Chúa, xin hỏi Chúa đã từng dùng món Mầm Đá bao giờ chưa ạ ?
- Mầm Đá à ? Chà, món đó thì Ta chưa bao giờ nghe đến cả. Chắc là vị ngon lắm ?
- Muôn tâu, quả là có vậy. Thần vẫn dùng khi chán ăn. Ngon lắm ạ!
Chúa nghe vậy hớn hở :
- Vậy mà Ta không biết sớm. Khanh về lo chuẩn bị đi. Ngay chiều nay, Ta sẽ thử món ăn này cho biết !
... ... ... ... ...

Sau một hồi lâu, hành hạ Nhà Chúa, Trạng sai người nhà bưng lên một mâm cơm trắng nóng với một lọ tương lớn, thật thơm. Chúa đang đói, ăn một hơi mấy chén thật ngon miệng. Trông thấy cái lọ, Quỳnh có viết hai chữ "Đại Phong" dán trên nắp, Chúa thắc mắc :
- Đại Phong là món ngon gì mà ta chưa từng dùng ?
- Muôn tâu, đó chỉ là món ăn thường ngày của một người dân thôi ạ !
- Nhưng đó là món gì?
- Bẩm là... Món tương ạ !
- À, tương, nhưng sao khanh lại đề là "Đại Phong" ?
- Bẩm "Đại" là lớn, "Phong" là gió, tức là gió lớn. Gió lớn thì đổ Chùa, đổ Chùa thì tượng lo, mà tượng lo tức là... lọ tương ạ !
Chúa nghe Quỳnh giảng vòng vo như vậy, bèn cười vui vẻ rồi nói :
- Tương thì ta có ăn nhưng.... Lâu rồi. Mà vì lâu nên quên cả vị, không ngờ ăn lại thấy ngon miệng quá !"



CHỢ KIM BIÊN.


Theo quan niệm của riêng tôi, muốn nói giỏi thì phải biết ... nói sai. Vì Tiếng Anh có phải là Tiếng Mẹ Đẻ của mình đâu mà "ugly tiger", chừng nào mà mình nói sai Tiếng Mẹ Yêu thì mới "xấu hổ". Điều tiên quyết là mình phải dạn nói, có nói thì mới biết chỗ nào trúng, điều nào trật. Trong 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đối với Tiếng Mẹ Yêu, tôi đã học kỹ năng nghe từ khi ... lọt lòng Mẹ. Mãi cho đến khi 18 tháng tuổi, tôi mới rèn luyện kỹ năng nói. Và khi lên 5 tuổi, tôi mới được học kỹ năng đọc và viết. Nhưng đối với 2 ngôn ngữ Pháp và Anh thì khác, hai kỹ năng đọc và viết phải được học tập trước. Có như thế, trong bộ nhớ mới có chữ để mà tập luyện 2 kỹ năng nghe, nói. Lúc đấy, rất may mắn cho tôi, tự nhiên được một vị Thầy "không cầu mà có", lại chính gốc Ơ-mế-ri-cân đàng hoàng. Tôi nói "vung xích thố", "phang ngang bửa củi", trong trí nảy ra chữ nào là xài ngay lập tức. Thầy Cô của tôi mà nghe, chắc phải "potoanthan.com". Nhiều lúc phát âm sai, tôi được John chỉnh cách phát âm (pronunciation), lẩm nhẩm vài lần cho chữ in sâu vào trí nhớ. Được một điều, John rất kiên nhẫn, hay đúng hơn, chính tôi là nhịp cầu để giúp anh ta tìm hiểu thị trường của Việt Nam. Nên nếu để tôi nói trật hoài thì lại lâu lắc thêm mà anh ta không thể theo dõi câu chuyện một cách suôn sẻ.

Lúc nãy, anh ta yêu cầu "no beef, no pork, no chicken" thì tôi mừng thầm vì nếu tìm một nhà hàng có món ăn hợp khẩu vị của Người Mỹ thì thật khó, nhưng theo "mô đen ọp bình dân", thì chung quanh đó có đầy dãy. John kê "cái bàn tọa" bự trên 2 chiếc ghế đẩu bằng nhựa, được chồng vào nhau, trông thật khôi hài, lưng thì dài, 2 đầu gối nhô cao. Tôi nhìn anh ta mà tủm tỉm cười hoài. Anh ta ngạc nhiên gạn hỏi, rồi phá lên cười to sau khi tôi giải thích. Anh ta bảo tôi:
- "Help me take some photos for souvenir."
Tuổi thanh niên vô tư có khác, John tạo dáng quậy trông thật buồn cười. Tôi gọi những món như "bò bía", "gỏi đu đủ khô bò", "bánh cuốn chả lụa" và "hủ tíu mì". John cháp rất khỏe và cứ khen "very delicious" lia lịa, rất cẩn thận, anh ta uống bia. Vào thời điểm đó, chỉ có bia được đóng chai của Saigon Beer là nhất, còn toàn là "bia lên cơn", "nước trái cây lên men" và bia chai "mết in tàu khựa". Anh ta mời tôi cùng uống.
- "No, thanks. For safety. I ride you."
- "Oh ! Good, good !"
Chỉ cháp một lúc thì ngưng vì tôi không quen dùng "những món ăn chơi" thay cơm. Nhưng ngại, không dám nói. Trước kia, tôi nghe nói "chơi kiểu Mỹ", ai ăn người đó trả tiền, nhưng với John không như thế, anh ta trả hết.

Sau đó, tôi đưa anh ta vào Chợ Bình Tây, lại có dịp huyên thuyên tiếp:
"This market was named after the rank of The Great General Of The Colonial French Fighting Movement, Mr Truong Cong Dinh. It has also a common name, Cho Lon, means The Big Market or The Principal Market. Then from here, food and goods will be brought to various small markets ..."
Chắc chắn là có điểm sai, thay vì dịch là "The Chief Marshal" (Đại Nguyên Soái), "Bình Tây" thành "Uýnh Tây" nghe tạm ổn. Vì chẳng thấy ai đánh thuế lên cái sai của tôi cả.

John tiếp tục làm công việc của mình và ghi chép. Cả pho tượng nghi ngút khói hương bên trong Chợ, anh ta cũng chụp. Còn tôi, cũng tiếp tục "ba xí ba tú" nổ lốp bốp như cọp nhai kẹo đậu phộng. Đến khoảng 4 giờ, John đề nghị:
- "I d like to turn back."
- "The place this morning ? No, don t worry. I can take you to your hotel. On what street ?"
- "Hibartrung".
Kiểu này thì tôi bí thiệt tình ! Bới tung những tên đường của Thành Phố Sài Gòn mà mình đã từng đi qua trong trí nhớ, nhưng vẫn không thấy. Đứng "ngẩn tò te" hồi lâu, hỏi các bác tài xe ôm khác, vì dù sao tôi mới vào nghề thì làm sao mà rành hết những tên đường cho được. Họ cũng lắc đầu chào thua. Lúc đấy, tôi mới nảy ra sáng kiến, quay lại phía John hỏi:
- "How do you spell it ?"
- "eitS-ei-ai-bi:-ei:-ti:-a:-ju:-en-dZi:"
- "H-A-I B-A T-R-U-N-G", tôi nhẩm, rồi hỏi lại "Hai Bà Trưng ?"để anh ta xác nhận cho đúng.
Tôi chia sẻ điều khám phá này với các bác tài kia, cả bọn cùng phá lên cười vui vẻ. Bởi vì, John phát âm Tiếng Việt Nam theo lối Mỹ. "Tr" như trong "train", "ung" như trong "rung" (past participle của "ring").
Khi về đến nơi, John nói:
- "Thank you for your kindness.", rồi lấy trong chiếc ví nhỏ, mà anh ta đeo ngay bụng, ra đưa tôi 1 tờ 50 Mỹ Kim, "Is it suitable for you ?"
Trời Đất ! Lúc sáng ngã giá 30 Mỹ Kim, đến chiều trả 50 Mỹ Kim, còn hỏi thích hợp không nữa. Tôi trình bày với anh ta điều này, John nói:
- "Don t mention it. You re very helpful to me, Sir"
- "Will you need me again tomorrow, John ?"
- "Of course ! Pick me up at 9 AM".  


CHỢ BÌNH TÂY.

                                                                                         


                                                                   CHỢ ÔNG TẠ


John y hẹn vào sáng hôm sau, không biết xài giờ "dây thung" kiểu Việt Nam, tôi đưa anh ta đến Chợ Hòa Hưng và Chợ Ông Tạ. John bấm ảnh lia chia những cảnh lạ: "countryside deers" (nai đồng quê) được treo loòng thoòng. "Ở Nước tôi, không có cảnh như vầy", tôi tủm tỉm cười, không nói gì. Sau khi đã đi lòng vòng ở Chợ Ông Tạ rồi, tôi đề nghị:
- "Would you like to taste Vietnamese Hot Dog, John ?"
- "OK ! Why not ?"
Chọn một Cửa Hàng Cầy Tơ 9 Món tươm tất, tôi dẫn anh ta vào, rồi dặn nhỏ người phục vụ không lấy mắm tôm, Người Nước Ngoài làm sao chịu được "hương vị đậm đà" này. Các món ở đây được bán theo từng dĩa đồng giá, gồm có: hấp luộc, tái áp chảo, chả nướng, chả sườn, chả chiên lá lốt, các món như: óc, nhựa mận, xáo măng là khác. Tôi không gọi các món: tiết canh, dồi và lòng xào. Và lần lượt gọi cứ 3 món một, khuyên John:
- "You shoud drink Liquor Of The Emperor"
Anh ta uống liền 3 ly nhỏ và khen "có vị ngon hơn cả Whisky", chỉ vì nồng độ của Rượu Đế Gò Đen cao hơn, gặp món khoái khẩu, anh ta gọi thêm. Tôi cũng mần vài ly, đã "rượu vào thì lời ra", tôi cũng muốn huyên thiên cho hả hơi rượu, vì chúng tôi còn đi nơi khác nữa.

Tôi kể: "Ở Việt Nam còn có những loại chợ khác nữa, như chợ chiều (markets in the evenings), chợ chồm hổm (không biết dùng chữ như thế nào cho đúng, tôi bèn ngồi biểu diễn) vì người ta họp (meet) sau giờ làm công việc đồng áng (working time in the fields), chỉ một lúc là tan chợ (markets ended). Ở Miền Trung (The Central Region), ngày xưa có chợ cô hồn (the dead s souls) chỉ họp vào Rằm Tháng 7 Âm Lịch, người bán bày trước mỗi gian hàng một thau nước, người mua cho tiền vào đấy, tiền nào chìm là của người sống, tiền nào nổi là của người "không còn thở" (breathless people)".
Nghe xong, John cười ha hả, rồi nói:
- "I don t know whether all of your stories are true or not, but you re so funny, Sir"
Sau khi xong bữa, tôi hỏi John:
- "John, did you have a good appetite with this kind of meat ?"
- "Yes, very good. I haven t had a good meal like this before."
- "Do you know what kind of meat it is ?"
- "Certainly not. What ?"
- "Hot Meat Of Dogs."
- "What ?"

John ọe khan một hồi, thức ăn đã vào bụng rồi thì làm sao mà ra. Lát sau thì vừa cười vừa nói "Delicious, very delicious". Tôi bảo:
- "Bạn thường ăn thịt bò, phải không nào ? Vậy một con bò bằng bao nhiêu con chó ? Con vật nào cũng là con vật mà thôi."
- "Có lý, có lý.
Sau đó, tôi đưa John thăm Chợ Bà Chiểu. Rồi, đến chiều, lại chở anh ta về khách sạn. Lần này, John đưa tôi nguyên tờ 100 Mỹ Kim và chào tạm biệt tôi, vì sáng hôm sau, đi Hà Nội. John cảm ơn tôi rối rít và hy vọng khi ra đến Hà Nội, sẽ được gặp một người tận tâm, biết nói Tiếng Anh như tôi vậy.






Kể từ đó, tôi không được gặp John nữa, nhưng kỷ niệm đẹp còn mãi trong tôi.
 
 CHỢ BÀ CHIỂU.







Nguồn trích dẫn thuyennhan.info
18/05/2012.

No comments:

Post a Comment