Tuesday, August 14, 2012

SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH: MỘT THỜI VANG BÓNG (PHẦN VI VÀ HẾT).









MÈO ĐỘI LỐT CHÚA SƠN LÂM.


Trước khi đề cập đến một vấn đề mang tầm vóc lớn, xin phép được liên hệ đến một khía cạnh nhỏ bé là "cái tôi đáng ghét" của Kẻ Hàn Sĩ này.




"Xưa thật là xưa, biết mấy cho vừa, nghe Mẹ kể chuyện đêm mưa ..." Dạo đó, tít tận Vườn Địa Đàng xa xăm, nếu Thượng Đế rửa tay, nghỉ ngơi, ngồi chơi, xơi nước sau khi đã hoàn tất việc sáng tạo ra chim chóc và muôn thú, thì câu chuyện đến đây là chấm dứt và sẽ chẳng có thêm một vấn đề gì gay cấn xảy ra trên Quả Địa Cầu này. Vì chim muông, nếu có gây chuyện phiền hà, chỉ dừng lại một mức độ của loài không lý trí, thuần bản năng, mạnh được - yếu thua, lớn bắt nạt bé. Nhưng mọi chuyện phức tạp xảy ra, bắt đầu từ việc Ngài nặn một hình nhân bằng đất sét - rất giống hình dạng của Ngài - được hình thành và hà hơi linh khí. 

Đúng ! Cá nhân tôi thì chẳng là "cái đinh rỉ sét" gì cả, nhưng cho đến khi tôi cộng hưởng với một cá nhân khác giới, rồi nhiều cá nhân nhỏ bé khác lần lượt ra đời, để tạo nên một quần thể nho nhỏ, được gọi là Gia Đình. Mà Gia Đình là Nền Tảng của Xã Hội. Thế là mọi rắc rối được khơi nguồn ! Đáng lẽ phải tuân theo một nguyên lý căn bản về ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI - TAM CƯƠNG: QUÂN - SƯ - PHỤ (theo truyền thống), (theo Thời Hiện Đại) QUỐC - SƯ - PHỤ, và NGŨ THƯỜNG: NHÂN - NGHĨA - LỄ - TRÍ - TÍN - tôi lại "tối" chế ra một chủ thuyết khác, miễn sao dẫn đến kết quả hữu hiệu là mang đến quyền lợi cho chính tôi và những người ủng hộ tôi.

Đáng lẽ chỉ nên áp dụng mọi sự dối trá trong Nhà Binh (Binh bất yếm trá), tôi lại áp dụng ngay trong cuộc sống thường nhật, nhằm mục đích "chiêu mộ nhân tài" "ngưu tầm ngưu - cẩu tầm cẩu". Tôi sử dụng tài văn chương thi phú - thực ra chỉ là lời khoa ngôn xảo ngữ - để tự tâng bốc và đánh bóng tên tuổi của chính mình. Nhưng chẳng nhận được bất cứ một phản hồi nào, dù là lời chê bai. Tôi vội rặn ra những nhân vật tưởng tượng - Nguyễn Hữu Minh Tuấn, Trần Trung Trực, Lê Thị Tư Lành, Lý Thị Diện Lằn ... với một diễn đàn ảo và những cuộc tranh luận nảy lửa cho thêm phần xôm tụ. Thiên hạ chẳng ai rỗi hơi đi kiểm tra thật, giả.      




CHỈ GIỎI HIẾP ĐÁP KẺ YẾU.

Còn đối với người trong gia đình, tôi rất biết mình biết người - Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng; biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng, một trận thua; không biết người mà cũng chẳng biết ta, mọi trận đều bại - nên để có sự hậu thuẫn tuyệt đối, thay vì "ra lệnh dùng võ, trị an dùng văn", tôi lại ứng dụng ngược lại để đàn áp sự bất bình. Tôi chẳng cần phải đánh đập, vì sự bị đánh đập tàn nhẫn chỉ lôi kéo theo lòng thù hận, mà áp dụng chính sách "bịt mắt, bịt tai", kèm theo những lời hứa hão, xen lẫn với lời đe doạ và "nắn bóp" bao tử của lũ con để dễ dàng sai khiến và điều khiển. Kể cả Bố đẻ ra tôi, nếu có nửa lời phê bình, tôi cũng chẳng tha. Khi bản chất của tôi đã lộ nguyên hình như thế, chắc chắn tôi sẽ bị tẩy chay, tôi lại trách người. Nhưng trước hết, tôi không biết tự xét lỗi mình rồi sau mới xét lỗi người - tiên trách kỷ, hậu trách nhân - thì tôi có phải là hạng người không biết đến liêm sỉ và "chấp mê - bất hối" hay không ?   







NHỮNG LỜI HỨA HẸN CHỈ NHƯ CỦ CÀ RỐT TREO TRƯỚC ĐẦU LỪA.



4 giờ sáng, trước một cửa hàng Mậu Dịch Quốc Doanh (viết tắt là MDQD), đã có một hàng người xếp hàng dài dằng dặc, cho đến 8 giờ, mới được nộp Sổ Gạo. Mà chẳng phải dễ dàng được mua gạo ngay đâu, còn phải giỏng tai lên nghe mấy cô nhân viên Mắng Dân Quát Dân trước đã ! Các cô ấy hách-xì-xằng com-măng-đốp lắm cơ ! Một phụ nữ trung niên - đứng ở cuối hàng - tỏ vẻ bực bội, khó chịu vì mãi một lúc thật lâu mới được nhích lên từng chút một.
- "Tiên sư cha tổ bố nhà chúng nó chứ, xờ-hờ-cờ-nờ, xã hội chủ nghĩa cái đéo gì mà vất vả thế này ! Xếp hàng cả ngày thì có !!! Đến tối mờ tối mịt, chả biết có mua được dúm gạo không nữa ?".
Một ông lão đứng gần bên bực mình vì những lời cằn nhằn, cử nhử của chị này từ nãy đến giờ, bèn "khích tướng".
- "Chị đứng đây chửi cho đến sáng mai thì chỉ có lũ dân đen này nghe thôi. Nếu có gan thì chị đến ngay trước cửa nhà anh Hai Bí Thư mà chửi thì mới hở lòng hả dạ chứ !"
- "Vâng. Cụ dạy chí phải ạ. Vậy nhờ cụ giữ chỗ hộ cháu tí nhé. Cháu chạy ngay đến nhà anh Hai Bí Thư để chửi cho bõ tức cái đã !".
Nhưng chỉ khoảng 15 phút sau, chị tất tả quay về, dáng vẻ hầm hầm.
- "Cụ ạ ! Muốn đứng chửi trước cửa nhà anh Hai Bí Thư thì cũng phải ... xếp hàng ! Mà hàng ở đằng đấy còn dài hơn hàng ở đây gấp mấy lần nữa đấy ! Đứng đến chiều mai cũng chưa chắc đến lượt mình. Cháu đã gửi chỗ ở đằng đấy rồi. Giờ thì xếp hàng mua gạo trước đã. Tiên sư cha tổ bố nhà chúng nó !!!".  



"... Theo Lịch Sử Bốn Ngàn Năm còn lưu lại
Từ Thời Lạc Long cho đến ngày nay
VIỆT NAM TA trưởng thành trong bão lửa ..."
CẢM THÔNG ĐỜI LÍNH.- 26/06/2011.




Có những trải nghiệm thực tế khi đứng xếp hàng cả ngày để mua gạo theo Sổ, thịt, chất đốt ... theo Tem Phiếu, tôi mới hiểu, thông cảm và cảm phục sức chịu đựng của Đồng Bào tôi Miền Bắc. Và nhận rõ được tầm quan trọng của Sổ Gạo và Các Loại Tem Phiếu này. Chả thế mà có câu ví von "Mặt nghệt như mất Sổ Gạo", chẳng may đánh mất sổ gạo thì trong lòng cứ cảm thấy buồn-thỉu-buồn-thiu, mặt đần thối ra, có lấy xà beng mà cạy răng thì chẳng hé nửa lời. Cả gia đình có nguy cơ phải đối mặt với thảm cảnh chết đói, cho dù có thật nhiều tiền, cũng khó mà mua được gạo bên ngoài thị trường. 




"... ĐỂ MỘT MAI, VIỆT NAM VƯƠN MÌNH LỚN MẠNH
RỒNG CHÂU Á MÚA VUỐT GIỮA THINH KHÔNG ! ..."
TẠ ƠN. - 29/07/2011.


Trong Miền Nam, chỉ sau 30/04/1975, Người Dân mới biết được tầm vóc quan trọng của Sổ Gạo và Các Loại Tem Phiếu. Trong Xã Hội Miền Bắc, Người Dân hoàn toàn bị chi phối và lệ thuộc vào Mậu Dịch Quốc Doanh, vào Hợp Tác Xã, thì chúng còn tác oai, tác quái hơn rất nhiều và cũng là cách để Nhà Cầm Quyền thống trị dân.
- "Ê ! Thằng Cu, cái Hĩm, nếu chúng mày không tình nguyện tham gia Nghĩa Vụ Quân Sự, Nghĩa Vụ Quốc Phòng thì chúng tớ tịch thu hết toàn bộ sổ gạo và các loại tem phiếu của cả nhà chúng mày đấy nhé ? Bố Mẹ và cả con trâu nhà chúng mày cũng chẳng được tính công điểm trong Hợp Tác Xã nữa đấy !".
Và để lời nói của mình thêm được đậm đà và có tính thuyết phục cao, cán bộ còn khích động lòng căm thù:
- "Đi bộ đội vào Nam, còn giải phóng đồng bào thoát khỏi ách nô lệ của bọn mỹ nguỵ nữa chứ. Cả một thành phố Sài Gòn to lớn, đẹp đẽ là thế mà bọn đế quốc mỹ giải toả, san bằng để xây dựng sân bay B 52."                      
Người Dân chẳng còn cách nào khác để mà chọn lựa ngoài việc phải tùng phục và cũng chẳng có chỗ nào để mà đi trốn. Chẳng thà SINH BẮC TỬ NAM còn hơn là bị chết đói ở Miền Bắc. Xung phong đi Bộ Đội để được hưởng 21 kg gạo, nếu không tham gia, chỉ có 10 kg, mà còn bị quát lên mắng xuống. Nếu tôi sống tại Miền Bắc vào lúc đấy, cũng phải chấp hành mệnh lệnh thật nghiêm vì không thể chỉ vì cá nhân mình mà làm liên luỵ đến tất cả các thành viên khác trong gia đình.



BIA MỘ CỦA HẠ SĨ LÊ TRUNG TƯỜNG.

Suốt nhiều năm chiến tranh, dân số Miền Bắc bị sụt giảm nghiêm trọng, do sự khắt khe của "cái gọi là" Kế Hoạch Hoá Gia Đình, "dù gái hay trai - chỉ hai là đủ". Nếu lấy đúng 18 tuổi, quân số lại càng thêm thiếu hụt, nên luật buộc phải nới lỏng, có những người là chiến sĩ khi tuổi đời còn rất non, và cũng đã hy sinh ngoài trận tuyến, như Hạ Sĩ Lê Trung Tường, Quê ở Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình, sinh năm 1959, Nhập Ngũ năm 1968 (lúc 9 tuổi), Tử Trận năm 1971 (lúc 12 tuổi). 











NHỮNG CHIẾN SĨ NHÍ VỚI AK 47.






Chiến Thuật Biển Người - phát xuất từ Trung Hoa - là Một Chiến Thuật Quân Sự mà trong đó, một bên dùng quân số có tính chất áp đảo của mình để tràn ngập phòng tuyến của đối phương, tấn công ào ạt, đánh giáp lá cà, chấp nhận tổn thất lớn về nhân mạng, vì rất dễ bị hoả lực mạnh của đối phương đốn ngã. Cách xung phong ào ạt, đông đảo như vậy sẽ khiến đối phương bị hoảng loạn, khiếp đảm và nhụt chí khí chiến đấu. Và cũng có điều lợi là dễ dàng đánh nhanh, rút gọn, tránh trường hợp bị quân đối phương tăng cường tiếp viện, sẽ dẫn đến tình trạng bị bao vây ngược và bị hứng chịu phi pháo. Đúng ra, khi muốn áp dụng Chiến Thuật Biển Người thì lực lượng quân số của mình phải hùng hậu để mà thí mạng, nhưng trong những trận đánh mà tôi tham dự, có lẽ quân số của đối phương không có nhiều. Lúc đầu cách tác chiến liều lĩnh của họ cũng khiến tôi "xanh mắt mèo". Cuối cùng chỉ là cuộc tranh đua thi gan, thi liều.

Tóm lại, lúc tôi còn trong Quân Ngũ, thường phải thực hiện đúng theo câu NHÌN QUÂN PHỤC - BIẾT TƯ CÁCH. Không phải cứ vin vào thắng thua mà LUẬN ANH HÙNG. Mà phải căn cứ vào NHÂN CÁCH - NHÂN BẢN - NHÂN NGHĨA, chứ không phải dựa vào Xảo Thuật Lừa Bịp để mà luận !!!

TƯỢNG TIẾC THƯƠNG.  

NẾU LÀ NGƯỜI TÔI SẼ CHẾT CHO QUÊ HƯƠNG.

Chuyện đã qua nhưng trong lòng vẫn nhớ
Một Thuở Làm Người Bảo Vệ Quê Hương
Lãnh Thổ xưa, giờ đã mất không còn
Nhưng còn đó tiếc thương và nỗi nhớ.
Nỗi đoạn trường luôn ray rứt khôn nguôi
Tuy vẫn sống nhưng con tim giằng xé
Lời Tuyên Thệ xưa trong phút thiêng liêng
TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM ghi khắc.
Thà TỔ QUỐC GHI ƠN hơn chịu nhục
Là Kẻ Bại Trận, thất vận sa cơ
CHẾT CHO QUÊ HƯƠNG, trong tâm an ủi 
Đóng góp thân mình, thoả Chí Làm Trai.
 Ta còn sống, luôn ghi tâm tất cả
 Một Nỗi Đau mãi còn đó không phai
 Luôn ngẩng cao đầu, vượt qua hoạn nạn
    Chiến Sĩ xưa là Chiến Sĩ thời nay. 
   


















NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HOÀ. 
      

19/11/2011.
THOMAS THANH NGUYENTU.


BÀI LIÊN QUAN. 


                                                                                                                                                      


                                                                                                                                                

No comments:

Post a Comment