TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA KHMER ĐỎ.
Là
một công dân của Nước Việt Nam, nên dù muốn hay không, những sự kiện
xảy ra cũng đều ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, mà dàn trải qua từng
Bài Viết của mình, tôi ít nhiều cũng phải đề cập đến. Cho dù tôi sống
giữa rừng sâu, cũng bị tác động, chứ đừng nói, sống chung với Cộng Đồng
Xã Hội của mình. Ở đây, có 2 sự kiện nổi bật, dựa theo Tài Liệu của Bách
Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia :
1/ Cuộc Xung Đột Việt Nam - Khmer Đỏ 1975-1978:
Sau
Chiến Tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều sự mâu
thuẫn. Những cuộc tranh chấp và xung đột biên giới đã xẩy ra liên tục
trong các năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay
sau khi Chế Độ Sài Gòn thất thủ. Ngày 04/05/1975, một toán quân Khmer Đỏ
đột kích đảo Phú Quốc, 6 ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành
quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Tức giận vì hành vi gây hấn của
Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc
làm Chính Quyền Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó,
quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang xấu dần đi. Mối lo ngại này càng
tăng thêm vì sự hiện diện của các cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và
Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ.
Tiếp
theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều
cuộc quấy nhiễu nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành 2 cuộc xâm nhập quy mô lớn vào
Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 04/1977, quân
chính quy Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số
vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công
thứ hai diễn ra vào ngày 25/09 cùng năm, lần này 4 sư đoàn quân Khmer
Đỏ tấn công nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (Tỉnh
Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, giết hại, làm bị thương hoặc bắt cóc gần
800 người dân. Để phản công, ngày 31/12/1977, 6 Sư Đoàn Bộ Đội Việt Nam
đánh vào sâu trong đất Campuchia đến tận Neak Luong rồi mới rút lui từ
ngày 05/01/1978, mang theo một số nhân vật quan trọng bên phía
Campuchia, trong đó có cả Thủ Tướng tương lai Hun Sen. Cuộc tấn công
này được xem là lời "cảnh cáo nặng ký" cho Khmer Đỏ. Phía Việt Nam đề
nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một Vùng Phi Quân Sự dọc
theo Biên Giới, nhưng Pol Pot từ chối, và giao tranh tiếp diễn.
2/ Tại Liên Bang Sô Viết:
Năm
1985, Tổng Bí Thư mới được bầu, Mikhail Sergeyevich Gorbachov, và
những người cùng chí hướng như Aleksandr Nikolayevich Yakovlev bắt đầu
tiến hành Chính Sách Cải Tổ (perestroika – Перестройка) và Công Khai Hóa
(glasnost – Гласность) để giải phóng các tiềm năng chưa được khai thác
của xã hội. Cải tổ nhằm tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của
Đảng và Nhà Nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do
hóa ngôn luận, bầu cử cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của
các cơ cấu Đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống chính trị xã
hội. Nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong
đợi. Khi sự tích cực của dân chúng dâng cao thì khủng hoảng xuất hiện
và trở nên sâu sắc: các tổ chức và trào lưu Dân Tộc Chủ Nghĩa xuất hiện
ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống Xô Viết đòi độc lập. Tốc độ
và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn
kiểm soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành quả
kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà khủng hoảng chính trị ngày càng trầm
trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của
các Nước Cộng Hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của Nước Cộng Hòa.
Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính quyền
các Nước Cộng Hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng Hòa lân
cận. Mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn trong lòng Liên Xô trước đây vẫn bị
dấu kín nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. Một khi
tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và
các Nước Cộng Hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên nguy
ngập, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các đảng viên Cộng Sản phân ly
và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng, và trở thành các
lực lượng Quốc Gia Dân Tộc Chủ Nghĩa. Ngay Xô Viết Tối Cao Nga, Nước
Cộng Hòa trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp Nước
Cộng Hòa cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của Nhà Nước Liên Xô dần
trở thành hình thức.
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
Được
sự cho phép và gợi ý của Bác, tôi thẳng thắn trình bày những quan điểm,
hay đúng ra trả lời tất cả những câu hỏi mà Bác đặt ra. Hay đúng hơn,
Bác muốn biết tôi có những nhận xét nào về Chế Độ mới. Có những điều vừa
nghe xong, Bác khen:
- "Ờ ! Cái thằng này thế mà được ! Tốt ! Tốt !"
Và cũng có những điều, Bác bảo:
- "Ơ ! Cái thằng này ! Con nghĩ như vậy, chỉ đúng cho con thôi. Nhưng liệu hồn đấy, con ạ. Kẻo vào Nhà Đá đấy nhé !"
Mọi
người lớn trong gia đình, bất cứ lúc nào thấy Bác nói chuyện với tôi,
dù trong phòng khách hay tại một góc sân vườn, cũng đều lảng đi nơi
khác. Ai cũng kiêng dè Sếp lớn mà, không phải chỉ vì Bác là anh lớn
trong gia đình, mà còn là người có vai vế cao trong Xã Hội. Thú thật,
nói chuyện với Người Cộng Sản già này rất thích, chẳng cần phải dấu diếm
hay che đậy ý nghĩ của mình, cứ nói thẳng tuột những gì mình nghĩ. Nếu
cần, cứ vận dụng cả 3 cách trong Phép Biện Luận ra để tranh luận. Bác
tôi cũng thuyết giáo về Đường Lối Mác- Lê, nhưng không giống như kiểu
cái bọn "nhai chữ như nhai kẹo sinh gôm" mà tôi đã gặp phải nhan nhản từ
sau 30/04/1975. Tôi kể lại cho Bác nghe một "mẩu chiệng dzui" mà tôi đã
"đụng" trong khoảng thời gian bị quản chế và công tác thiện nguyện /
bắt buộc tại Phường, tháng 06/1976. Sau khi chấm dứt Bài Thuyết Trình,
anh Bí Thư khệnh khạng và oai vệ, đặt câu hỏi cho cử toạ:
- "Có ai thắc mắc, ý kiến gì không ?"
Tôi lễ phép, lịch sự giơ tay, đứng dậy:
- "Thưa anh Bí Thư, lúc nãy trong Bài Thuyết Trình của anh có câu "Chúa hay Phật đều chỉ là sản phẩm tưởng tượng" là sai hoàn toàn ạ."
- "Thế nào, anh phản động, chống đối hả ?"
-
"Thưa không ! Anh đừng có mà chụp mũ chứ. Tôi chẳng dám phản động hay
chống đối bất cứ một ai cả. Nhưng tôi muốn anh nói lại cho đúng ạ".
- "Được ! Tôi muốn nghe anh trình bày !"
-
"Thưa anh Bí Thư, Đức Phật đản sinh trước Đức Giê Su gần 950 năm. Cho
nên tôi chỉ xin đề cập đến Đức Giê Su cho gần thôi ạ. Theo truyền thống,
người ta tính Công Nguyên từ năm Đức Giê Su giáng sinh. Tiếng La Tinh
gọi là Anno Domini, hay AD. Trước Công Nguyên, gọi là Before Christ, hay
BC. Dấu hiệu Hồng Thập Tự là Dấu Chữ Thập sơn đỏ, là Hình Tượng Cây
Thánh Giá mà Đức Giê Su vác lên Đồi Sọ, là 5 Dấu Thánh trên thân thể của
Ngài. Vậy anh Bí Thư sinh năm nào ạ ?"
- "Hả ? Để làm gì ? Năm 1949 !"
-
"Dạ, thưa anh Bí Thư, năm 1949 được tính từ năm 1 là năm sinh của Đức
Giê Su. Tóm lại, Đức Thích Ca và Đức Giê Su không phải là sản phẩm tưởng
tượng ạ !"
- "Cái anh này, nhiều chữ lại nhiều chuyện phỏng ?"
Bác nghe xong, bật lên cười ha hả, khoái trá.
Ông
Nội của tôi chỉ thích lẳng lặng sống trong thế giới riêng của mình. Vì
Ông bị lãng tai, mỗi lần cần thưa chuyện với Ông, tôi cứ phải nói to
tiếng nên rất ngại.
Tôi không quên máu giang hồ
vặt của mình, nên bất cứ khi nào có thể, thì tôi một mình một ngựa ra
Thành Phố hay về bên Ngoại chơi.
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
Hiếm thành phố nào của Việt Nam có lõi đô thị đẹp như dải trung tâm Hải Phòng. Khởi đầu từ cổng Cảng Hải Phòng đến Đập Tam Kỳ với những vườn hoa xinh xắn, công trình phúc lợi đẹp; dải trung tâm thành phố luôn hấp dẫn du khách. Dải vườn hoa, công viên trung tâm được hình thành bởi Các Đường như Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Quang Trung, Trần Hưng Đạo; hai đầu là Đập Tam Kỳ và Đường Hoàng Diệu. Trước đây, dải vườn hoa trung tâm vốn là một nhánh nhỏ của dòng sông Cấm ăn thông tới sông đào Tam Bạc. Con sông đào có từ năm 1886. Năm 1925, một phần sông được lấp từ cổng Cảng Hải Phòng đến Nhà Triển Lãm, đoạn còn lại quen gọi là Sông Lấp. Năm 1985 được chuyển đổi thành Hồ Tam Bạc. Phố Trần Phú và Nguyễn Đức Cảnh ngày nay là Đại Lộ Bonnan hình thành cùng với việc đào kênh vành đai, hội đủ các yếu tố trên bến dưới thuyền, qua Cầu Quay ra Quốc Lộ 5 và tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội. Sau năm 1945, Đại Lộ Bonnan được đổi thành Phố Nguyễn Thái Học, Phố Tam Kỳ (đoạn từ Phố Trần Nguyên Hãn hiện nay đến Cầu Quay) gọi là Phố Dinh. Năm 1954, lại đổi thành Phố Lê Thánh Tông và Tam Kỳ. Sau năm 1955, hai Phố Lê Thánh Tông và Tam Kỳ hợp lại thành Phố Trần Phú. Năm 1985, Phố Trần Phú được chia thành Phố Trần Phú và Nguyễn Đức Cảnh. Là Người Hải Phòng, ai cũng biết ca từ bài hát “Thành Phố Hoa Phượng Đỏ” của Thi Sĩ Hải Như, Nhạc Sĩ Lương Vĩnh. Nghe lời ca “những hẹn hò bên bờ Sông Lấp, những con đường tấp nập áo thợ ngày đêm…” ai cũng xao xuyến trong lòng. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của Lịch Sử, cùng với thời gian, dải vườn hoa trung tâm trong đó có Sông Lấp nay là Hồ Tam Bạc đã có nhiều thay đổi, nhưng diện mạo không gian vẫn như xưa. Chỉ có điều công năng sử dụng và sự đầu tư chưa được quan tâm thích đáng để dải vườn hoa trung tâm trở thành niềm tự hào của Người Dân Thành Phố Cảng. (Theo ANH TÚ).
HOA PHƯỢNG ĐỎ BÊN HỒ TAM BẠC.
Kiến trúc của Thành Phố Hải Phòng là sự pha trộn hài hòa giữa hai nền văn hóa Á - Âu. Sự pha trộn này tạo ra cho thành phố một nét đẹp đô thị riêng biệt, vừa thanh lịch, vừa mạnh mẽ. Thành Phố Hải Phòng còn giữ được nhiều khu phố với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc. Như ở Quận Hồng Bàng, nhiều phố với những biệt thự do người Pháp xây dựng vẫn được giữ nguyên về tổng thể, tập trung các cơ quan hành chính sự nhiệp. Ở đây, có khu phố Tàu gần Chợ Sắt (phố Khách nay là Phố Phan Bội Châu và Phố Lý Thường Kiệt) có những nét giống như khu vực Chợ Lớn ở Sài Gòn, đặc biệt là Phố Tam Bạc nằm ngay bên Sông Tam Bạc thơ mộng, trên bến dưới thuyền, từng là đề tài cho nhiều họa sĩ. Những con phố, những tuyến đường và những công trình nối tiếp mọc lên bên cạnh những nét kiến trúc cổ điển còn lại từ hàng trăm năm làm cho Hải Phòng trở thành một đô thị giao hòa giữa cổ kính và hiện đại. Nếu nói bảo tồn kiến trúc cổ là nét đặc trưng của Hải Phòng thì những công trình mới là niềm tự hào của những người đã dựng xây nên. Nét chấm phá của đô thị Hải Phòng là những mô hình kiến trúc giao thoa giữa Á và Âu nhưng không lẫn cùng một góc phố mà riêng biệt ở các địa điểm, vì vậy mới có tên Phố Tây (khu vực các Phố Điện Biên Phủ, Trần Phú, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Đà Nẵng… bây giờ) và Phố Tàu (khu vực Các Phố Lý Thường Kiệt, Tam Bạc, Kỳ Đồng, Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng…). Mỗi lần nhắc đến những con phố cổ hay những công trình kiến trúc cổ, người dân Hải Phòng đi sống ở phương xa vẫn rưng rưng nhớ về thành phố, về những kỉ niệm năm tháng xưa cũ, nhớ về những chùm Hoa Phượng Vỹ rực đỏ ven hồ Tam Bạc trong những ngày Hè. Một nét độc đáo về đô thị Hải Phòng còn là những dòng sông. Những con sông chảy trong lòng thành phố hiện đại cùng với những cây cầu lớn nhỏ bắc qua. Hiện nay thành phố đang có khoảng 20 dự án cho những cây cầu lớn nhỏ, lớn nhất là Cầu Bính - một trong những cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á. Thành Phố đang được quy hoạch theo 5 hướng giống như 5 cánh phượng ra biển, đồng thời bám theo những dòng sông lịch sử như Sông Cấm, Tam Bạc, Lạch Tray, ... để xứng tầm là một đô thị đặc biệt và thành phố dịch vụ cảng văn minh, hiện đại trong tương lai rất gần. Theo quy hoạch, đến năm 2015 Hải Phòng sẽ trở thành thành phố công nghiệp cùng với Quảng Ninh, đi trước cả nước 5 năm và dự kiến vào trước năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ là thành phố thứ 3 xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 đến năm 2050 sẽ trở thành Thành Phố Quốc Tế. (Theo wikipedia.org)
TÀU HOẢ ĐƯỢC VẬN HÀNH BẰNG THAN, CHẠY TUYẾN HẢI PHÒNG - HÀ NỘI, NĂM 1985, VẪN GIỮ ĐÚNG MÔ ĐEN NHƯ THẾ.
Bởi những lý do hết sức "giản đơn, dễ hiểu và tế nhị" như thế nên khi Mẹ của tôi được phép đi thăm nuôi Bố tôi lần đầu, tại Vĩnh Phúc, khoảng năm 1982. Nếu tôi nhớ không lầm, ngoài một danh sách dài như một Lá Sớ Táo Quân gồm những món mà Ông cần, như cám gạo rang (chống bệnh phù thủng), muối vừng, đường tán (thỏi), thuốc lào ... là một "Giấy phép cho người đi thăm nuôi". Sau khi xong xuôi, Bà quay về Hà Nội, và sau đó là Hải Phòng, để thăm họ hàng thân thuộc. Sau 28 năm, cảnh cũ vẫn vậy nên không sợ bị lạc. Dấu Vết Chiến Tranh vẫn còn hiển hiện đây đó trong Nội Ô Hà Nội, có những nơi chưa tái thiết kịp thời, (Trận Điện Biên Phủ Trên Không, 72 Ngày Đêm, trong thời kỳ Không Lực Hoa Kỳ oanh kích). Chỉ có người xưa thay đổi do năm tháng chất chồng, cũng có người mất do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Với máu giang hồ vặt tiềm ẩn, đạp xe vòng vòng quanh Hải Phòng chán, tôi lên tàu hoả trở ra Hà Nội mình ên, sau khi đã xin phép Các Bậc Trưởng Thượng trong gia đình. Tàu, được vận hành bằng than Quảng Ninh, bò thật chậm rãi trên những đoạn đường dốc cao phả bụi than vào trong gió. Gió đánh thốc vào mặt và quần áo của hành khách. Hai đầu máy đỏ chạy bằng Diesel, nhập khẩu từ Ấn Độ, chưa được đưa vào sử dụng. Sau ba tuần, vào một buổi trưa, Cậu tôi từ Hà Nội cầm về Hải Phòng, một bức điện tín với nội dung: "thanh ve gap co viec rat can" do Bố tôi gửi. Ba Mẹ con tôi thu xếp hành lý, rồi từ giã Họ Hàng Nội Ngoại để trở ra Hà Nội, đáp tàu về Nam. Xa Quê Cha Đất Tổ, Nơi Chôn Nhau Cắt Rốn, một khoảng thời gian thật dài, tôi chỉ mới trở về thăm lại trong một khoảng thời gian chớp nhoáng, rồi lại xách gói ra đi; lòng tôi không khỏi trào dâng nhiều cảm xúc, không biết đến bao giờ mới có điều kiện tốt để về thêm lần nữa. Mọi người đều lưu luyến, bịn rịn, không muốn rời nhau. Lệ đọng nơi khoé mắt ...
Bác tôi dặn:
- "Lần sau, về Dịp Nhóm Họ Hàng Bên Nội, tháng Hai sau Tết, con sẽ gặp đông đủ mọi người, có người dù nhỏ tuổi, con gọi bằng ông, bà; nhưng cũng có người, dù lớn tuổi hơn con rất nhiều, vẫn phải gọi con bằng ông."
NGUỒN TRÍCH DẪN thuyennhan.info
19/07/2012.
THOMAS THANH NGUYENTU.
BÀI LIÊN QUAN.
No comments:
Post a Comment