Tàu
hỏa đều đều lăn bánh trên đường ray, thỉnh thoảng lại hụ còi nghe váng
cả óc, qua cầu, qua sông. Cảnh vật lùi nhanh về phía sau, phóng tầm mắt
ra xa, tôi ngắm nhìn cảnh đẹp mà tàu chạy qua, qua khung cửa rộng. Khung
cảnh thay đổi từ vùng này sang vùng khác trông thật vui mắt. Sàn tàu
dày đặc những người, những bao hàng hóa to, và có cả những chiếc lồng
đan bằng dây kẽm để nhốt heo, gà,vịt ; và những bó củi, bao than. Dọc
theo lối đi giữa 2 hàng ghế chính là hàng ghế phụ, chúng là những chiếc
ghế đẩu con con do nhân viên Nhà Tầu "phát huy sáng kiến, cải tiến kiếm
thêm".
Ngồi hoài một chỗ cũng chán, tôi
đứng dậy cho giãn gân cốt, đi xuống toa hàng ăn, uống ly cà phê đá "chất
lượng siêu ... dở", sau một màn chen lấn, xô đẩy. Ngày 3 bữa, "Đã có
cơm nắm, muối đậu vừng, nước mắm kho quẹt phục vụ quý khách, nhưng nhớ
gọt bỏ lớp vỏ khô cứng bên ngoài". Dù muốn hay không, 3 Mẹ con tôi phải
tiết kiệm chi tiêu đến mức tối đa.
Nhờ sử dụng tàu hỏa làm phương tiện di chuyển từ Nam ra Bắc, nên tôi mới có dịp chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của Quê Hương Việt Nam, một bên đường sắt. Để thêm lòng yêu thương. Đường Sắt Việt Nam dọc theo chiều dài Đất Nước, từ Sài Gòn ra là: Biên Hòa, Long Khánh, Bình Thuận, Tháp Chàm, Diêu Trì - Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Vì là Chuyến Tàu Suốt nên chỉ dừng lại ở những ga lớn. Đến Ga Liên Trì - Đà Nẵng thì tôi xuống. Mặc cho thiên hạ tìm Nhà Trọ hay Khách Sạn, tôi đi dạo lòng vòng quanh Nhà Ga, để tìm một nơi lý tưởng để có thể "hạ cánh" qua đêm. Vốn là Dân Bụi Đời, quen Kiếp Phong Trần, nên trong ba lô mà tôi đeo trên lưng, có: 3 bộ quần áo lính, 2 áo công nhân vì vải dầy (mặc quần này, áo kia, chứ tôi mà mặc nguyên bộ đồ lính thì "được chụp mũ" thì kẹt !), cái võng nylon nhà binh và tấm đắp. Còn "bộ đồ vía", tôi nhờ em tôi mang ra Hà Nội trước. Trong túi chỉ có ít tiền còm, nên tôi chẳng sợ bị mất. Xong xuôi, tôi thả bộ ngắm phố phường, biết Chợ Cồn, Sông Lạnh (Hàn Giang) và bãi biển Sơn Trà. Từ đây, tôi thả tầm mắt ra xa và lên cao, hai đoàn xe trông nhỏ xíu như đàn kiến đang lên xuống Đường Đèo Hải Vân. Muốn tắm thì xuống biển nhúng nhúng thân mình, cũng là tắm, vì đúng ra, khỏi cần tắm cũng được, vì con cọp có tắm bao giờ đâu mà được gọi là "Ông Ba Mươi", tắm nước ngọt thì tôi đợi đến khi trở về Nhà Ga, chỉ dám dội nước lên thân thôi, chứ dội lên đầu thì tôi ngu luôn. Những năm tôi học ở Đại Học Tổng Hợp, cũng như vậy, chứ để nguyên bộ đồ bác tài xô xích le, toàn mùi chua, chỉ khiến các cô thèm gia ua. Cơm bình dân, nước "đờ la phông ten" cũng xong.
Qua một đêm mong đợi, cuối cùng chiếc xe lửa có số hiệu riêng, mà bên trong có chứa "chiếc xế điếc" của tôi cũng đến, xuất trình giấy biên nhận gửi hàng, tôi mua vé ngay trên tàu. Chiếc này là Tàu Chợ nên ga lớn hay nhỏ cũng ghé. Đến Ga Hải Vân Nam, một chiếc đầu máy đẩy phụ phía sau. Khi chui qua đường hầm, trên xe tắt đèn tối om. Chỉ tiếc rằng, khi đi ngang Huế, xe lăn bánh trên Cầu Bạch Hổ, Cầu Trường Tiền mãi tít phía xa. Khi tàu băng ngang Giòng Sông Bến Hải, Tỉnh Quảng Trị, tự nhiên trong tôi dâng lên một cảm giác bồi hồi khó tả. Vĩ Tuyến 17 độ Bắc, chạy dọc theo sông, là Biên Giới Chia Đôi Đất Nước suốt trong những năm chiến tranh. Tôi đứng tư thế nghiêm và cúi đầu mặc niệm, tưởng nhớ tới Những Chiến Sĩ của cả 2 Miền Nam Bắc đã hy sinh cho Lý Tưởng riêng. Trên Giải Giang Sơn Gấm Vóc Mang Hình Chữ S, vùng đất này nghèo nhất về địa hình, Dãy Trường Sơn lấn áp ra tận biển, đất đai khô cằn sỏi đá, lại gánh chịu nhiều hậu quả tang thương của Chiến Tranh. Mười năm sau Ngày Đất Nước Hòa Bình, Đồng Bào Các Tỉnh Đông Hà, Đồng Hới và Vinh vẫn chưa thể tái thiết được, những hố bom sâu vẫn còn hiện diện, những ngôi nhà bị đánh sập vẫn còn nguyên đó.
Một kỷ niệm đến giờ, tôi vẫn không thể quên, khi tàu vào Ga Vinh. Một bé gái khoảng 13 tuổi, chìa một mâm bày khoai lang luộc, mà trong đó củ to nhất chỉ bằng ngón tay cái người lớn, mời tôi mua. Tôi bảo:
- "Củ bé quá, chỉ toàn sơ không mà ăn sao được ?"
- "Không chú. Củ ni là to nhất rồi đó."
Cùng lúc, những hình ảnh tan hoang của thành phố, gần như bị san bằng thành bình địa, mà tôi xem vừa rồi, hiện lại rõ ràng trong trí, khiến tôi hối hận vì lời nói vô tình ban nãy, để thay lời tạ lỗi, tôi vội mua luôn một ít đủ cho khẩu phần ăn của mình.
Tàu rời Vinh để vào Địa Phận Tỉnh Thanh Hóa, một lần nữa tôi háo hức muốn xem tận mắt Cây Cầu Vang Danh Lịch Sử: Cầu Hàm Rồng. Cầu Hàm Rồng cũ do Người Pháp xây dựng, năm 1904, là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này đã bị phá hủy năm 1946. Năm 1962, Cầu Hàm Rồng được tái thiết, gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường dành cho xe hơi qua lại và 2 bên ngoài cùng là đường dành cho người đi bộ. Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông huyết mạch là cầu đường sắt duy nhất băng ngang sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong Chiến Tranh Việt Nam, là trọng điểm của các cuộc oanh kích của Không Lực Hoa Kỳ. Các oanh tạc cơ liên tục thả bom với cường độ rất cao và với đủ các kiểu chiến thuật khác nhau. Nhiều chiến đấu cơ và oanh tạc cơ của Hoa Kỳ đã bị bắn rơi. Nhờ vị trí của Cầu rất đặc biệt, khiến cho Cầu rất khó bị bom thả trúng: tại hai đầu Bắc và Nam của Cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các bom và là nơi Các Lực Lượng Phòng Không Bảo Vệ Cầu bắn chặn các oanh tạc cơ, khiến phải bay theo một hướng bắt buộc. Do đó, trong cuộc oanh kích lần thứ nhất của Không quân Mỹ, từ 1964 đến 1968, không thể ném bom trúng cầu. Chỉ đến năm 1972, ngay đợt đầu của cuộc oanh kích lần hai - bắt đầu từ ngày 16/04 - Không Lực Hoa Kỳ sử dụng loại bom thông minh (bom điều khiển bằng laser) mới thả bom trúng Cầu và làm tê liệt hoàn toàn giao thông của Cầu Hàm Rồng. Năm 1973, Cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80 m đơn giản.
Trong Bài Thơ "Nhớ Cảnh Cầu Hàm Rồng" , Thi Sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết :
"Ai
xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây
Từ Ta
trở lại Sơn Tây
Con đường Nam Bắc ít ngày vãng lai
Sơn cầu còn đỏ
chưa phai ?
Non xanh còn đối ? Sông dài còn sâu ?
Còn thuyền đánh cá
buông câu ?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa ?
Lấy ai viếng cảnh
bây giờ ?
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau ?
Ước sao sông cứ còn sâu
Non xanh còn cứ giữ mầu xanh xanh !
Khung cầu còn cứ như tranh
Hoả xa cứ chạy, bộ hành cứ đi !
Xuân sang cỏ cứ xanh rì !
Thuyền ai
chài lưới con chì cứ tung !
Sơn Tinh, Hà Bá hay cùng
Giữ nguyên
phong cảnh Hàm Rồng đợi Ta !
Có ngày xe lửa đi qua
Trong xe lại có
Tản Đà đứng trông
Lại vui cùng núi cùng sông
Người xưa cảnh cũ tương
phùng còn lâu
Nhắn non, nhắn nước, nhắn cầu ! "
CẦU HÀM RỒNG - THANH HÓA.
♥ Một CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM VỀ những tháng ngày đã có
Đã đi qua và tồn tại trong đời người
Những kỷ niệm làm xanh ngát một thời
Dù có những khoảng thời gian chùng xuống
Miền KÝ ỨC trôi xa vào năm tháng
Thấy thật gần và quá đỗi thân thương ...♥
♥ THUY ANH LAM ♥
CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM VỀ THÁNG NGÀY QUA.
Những tháng ngày qua, cũng như tháng ngày đang sống
Là thời gian rất thật của Cuộc Đời Con Người
Lòng buông chùng khi gặp phải những chuyện không vui
Nhưng bừng nở như Đóa Hồng tươi khi tròn mộng.
Miền Ký Ức còn đó, đan xen nhiều kỷ niệm
Luôn thăng hoa, ủi an, khi gợi nhớ tìm về
Thầm hãnh diện nhờ vượt qua được những nhiêu khê
Để thực sự trở thành Trang Nam Nhi tuấn kiệt.
Tôi yêu người và không quên yêu luôn cuộc sống
Yêu thật nhiều kỷ niệm làm xanh ngát một thời
Cùng thử thách dồn đẩy, bắt tham gia trò chơi
"No cross - no crown", không khổ ải, vinh quang sao giá trị ?
NGUỒN TRÍCH DẪN thuyen nhan.info
26/05/2012.
THOMAS THANH NGUYENTU.
No comments:
Post a Comment